24/04/2018 11:43 GMT+7

Hà Nội: có hồ bơi, nhưng thiếu kinh phí phổ cập bơi cho học sinh

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - "Có những trường có bể bơi nhưng không có kinh phí để bảo trì, vận hành. Trong khi nếu thu tiền của cha mẹ học sinh thì bị phản ứng nên đã không hoạt động được" - bà Phạm Thị Lệ Hằng, trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, chia sẻ.

Hà Nội: có hồ bơi, nhưng thiếu kinh phí phổ cập bơi cho học sinh - Ảnh 1.

Nhiều lãnh đạo các trường, phòng GD-ĐT tại Hà Nội chia sẻ những khóa khăn khi thực hiện phổ cập bơi tại Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị phổ cập bơi năm 2018 vào thời điểm chỉ còn 1 tháng nữa học sinh sẽ nghỉ hè.

Theo số liệu của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm 2017, toàn thành phố đã đưa vào sử dụng trên 100 bể bơi mini, bể bơi thông minh trong các nhà trường, cùng gần 100 bể bơi ở các địa bàn quận, huyện có hợp đồng phổ cập bơi cho học sinh các nhà trường. Khoảng gần 104 ngàn học sinh đã được dạy bơi và tỷ lệ biết bơi trong số này là 90%.

Dự kiến trong mùa hè năm 2018, sẽ có 232 bể bơi phục vụ và số học sinh tham gia phổ cập bơi là gần 109,8 ngàn học sinh.

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, có những quận, huyện đã làm tốt việc này như huyện Thanh Trì trong năm 2017 đã đầu tư nâng số bể bơi trong nhà trường là 17 bể, phổ cập bơi cho 13.000 học sinh. 

Nhưng cũng còn nhiều quận, huyện vẫn đang gặp khó khăn. Khó khăn lớn nhất là thiếu bể bơi. Đặc biệt là ít có trường có bể bơi 4 mùa để có thể thực hiện dạy bơi ngay trong chương trình năm học. Giáo viên có đủ kĩ năng dạy môn bơi còn hạn chế.

Đại diện các phòng GD-ĐT quận, huyện và một số hiệu trưởng cho rằng để đạt mục tiêu phổ cập bơi thì rất cần phải có cơ chế xã hội hóa thì mới làm được, vì kinh phí của các nhà trường eo hẹp. 

"Có những trường có bể bơi nhưng không có kinh phí để bảo trì, vận hành. Trong khi nếu thu tiền của cha mẹ học sinh thì bị phản ứng nên đã không hoạt động được" - bà  Phạm Thị Lệ Hằng, trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, chia sẻ.

Môt số trưởng phòng GD-ĐT khác cũng cho biết tình trạng bể bơi làm to nhưng không hoạt động vì không có tiền chi để duy trì hoạt động.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, trưởng Phòng Công tác chính trị và quản lý học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội, đề nghị UBND TP cần có chính sách hợp lý cho đội ngũ giáo viên dạy môn bơi. Vì mỗi lớp học bơi có 20-25 học sinh thì ít nhất phải có 2 giáo viên mới quản lý hiệu quả. 

Ông Tuấn cũng đề xuất các UBND quận, huyện cần có phương án đầu tư kinh phí xây dựng các kiểu bể bơi linh hoạt và hỗ trợ học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học bơi.

TTO - Để nuôi hồ bơi duy nhất còn lại ở thị trấn Trảng Bàng, ngoài đi dạy, thầy Chơn còn làm thêm về cơ khí ở quê nhà.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí.

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar