27/03/2016 14:02 GMT+7

Hà Lan bỏ tù người bỏ chất cấm vô thức ăn chăn nuôi

TRẦN MẠNH ghi
TRẦN MẠNH ghi

TT - Mấy tháng gần đây, báo chí VN đã viết rất nhiều về chất cấm trong chăn nuôi, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc quyết liệt hơn về phòng chống dùng chất cấm trong 
chăn nuôi.

Với quy định mới, đàn heo sử dụng chất cấm sẽ bị tiêu hủy, người vi phạm có thể bị phạt tù - Ảnh: Trần Mạnh

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu lực từ ngày 25-2 với những chế tài mạnh mẽ hơn như tiêu hủy cả đàn heo nếu sử dụng chất cấm và Bộ luật hình sự sửa đổi (có hiệu lực từ 1-7-2016) quy định hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù 1-5 năm, nếu có những tình tiết tăng nặng như gây chết người, hậu quả lớn có thể chịu hình phạt lên đến 20 năm tù.

Với bất cứ vấn đề gì về sức khỏe vật nuôi, người chăn nuôi ở VN thường chọn cách dễ nhất và rẻ nhất là mua kháng sinh về trị bệnh

Phạt rất nặng, kiểm soát rất chặt

Gần 40 năm trước, Hà Lan và các quốc gia thuộc khối EU đã bỏ tù những người cố tình sử dụng hormone cấm trong chăn nuôi. Từ đó đến nay, việc sử dụng chất cấm đã được kiểm soát trong toàn khu vực.

Tôi hi vọng rằng với những quy định nghiêm khắc của pháp luật VN nói trên, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị đẩy lùi.

Nhưng chất cấm mới chỉ là một phần của vấn đề chất lượng sản phẩm chăn nuôi tại VN. Ngoài chất tạo nạc, việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi cũng là một vấn đề rất lớn nhưng chưa được quan tâm đúng mức, trong khi tác hại của nó tới sức khỏe cộng đồng là rất lớn. Kháng sinh được trộn trong thức ăn chăn nuôi từ các nhà máy hoặc dễ dàng mua ở các cửa hàng thuốc tây và thuốc thú y hầu như không bị kiểm soát gì.

Tại Hà Lan, Đức và Anh, những đơn vị được phép bán kháng sinh hay hormone cho con người bị kiểm soát rất chặt chẽ.

Họ chỉ được bán ở những nơi cố định và khá hạn chế, phải đảm bảo bán đúng cho người sử dụng với số lượng bao nhiêu để các cơ quan chức năng kiểm soát. Trong khi đó, ở VN chỉ một xã nhỏ tại vùng xa cũng có mấy chục người bán đủ các loại kháng sinh mà không bị kiểm soát gì.

Tại châu Âu, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi không được trộn kháng sinh trong sản phẩm bán ra, đó là luật.

Trong những trường hợp có dịch bệnh mà trang trại không thể xử lý bằng các biện pháp thông thường, một bác sĩ thú y được nhà nước cấp phép sẽ đến kiểm tra trang trại và cho biết trại cần phải dùng loại kháng sinh gì để trị bệnh.

Tuy nhiên, trang trại luôn phải đảm bảo trước khi xuất heo, gà khỏi trại một thời gian phải ngưng toàn bộ việc sử dụng kháng sinh để đảm bảo thịt đến tay người tiêu dùng là an toàn.

Bác sĩ thú y cũng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng rằng tại sao trang trại phải dùng loại kháng sinh đó với liều lượng bao nhiêu, sử dụng trong bao lâu để tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh.

Ông GABOR FLUIT - Ảnh: Trần Mạnh

Hỗ trợ và khuyến khích người làm tốt

Nhà nước cần hỗ trợ người sản xuất sạch bằng cách quản lý và xử lý những người sản xuất không đủ điều kiện.

Thật không công bằng khi một trang trại bỏ tiền, công sức đầu tư trang trại và cách nuôi hiện đại, an toàn bị vây quanh bởi các trang trại không đủ tiêu chuẩn. Ngoài các biện pháp trừng phạt người vi phạm nói trên, Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến các biện pháp khuyến khích người làm tốt.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các trang trại lớn, các đơn vị giết mổ hiện đại về việc tiếp cận vốn, hỗ trợ họ trong quảng bá và khâu phân phối để giảm giá thành và giá bán cho người tiêu dùng. Tôi được biết hiện có một số chuỗi sản xuất thịt heo, gà an toàn nhưng sản phẩm bán ra chưa nhiều và giá còn khá cao so với sản phẩm thông thường.

Về lâu dài, ngành chăn nuôi của VN cũng không chỉ dừng ở tiêu thụ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Ngay trong khu vực thì giá thành chăn nuôi của VN hiện thấp hơn Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Ngoài ra, các thị trường cao cấp khác như Singapore và Nhật Bản (đều nằm trong khối TPP) cũng có nhu cầu nhập khẩu thịt từ VN. Giải quyết được vấn đề chất lượng (chất cấm và kháng sinh), thịt heo, gà của VN có thể tiếp cận được các thị trường này.

GABOR FLUIT (người Hà Lan, chuyên gia về thức ăn chăn nuôi)

Để bảo hộ ngành chăn nuôi trong nước

Việc nghiêm cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi phải trở thành một hàng rào kỹ thuật để bảo hộ ngành chăn nuôi nội địa, như các quốc gia châu Âu đang áp dụng.

Đến nay, thịt heo từ Mỹ vẫn chưa được nhập khẩu vào EU do nước này vẫn cho phép sử dụng một số chất mà EU cấm, trong đó có chất ractopamine. Tôi được biết ractopamine cũng bị Bộ NN&PTNT VN xếp vào danh sách các chất cấm sử dụng bên cạnh salbutamol và clenbuterol nhưng, thời gian qua thịt heo và thịt gà của Mỹ vẫn được nhập khẩu vào VN là điều không công bằng cho người tiêu dùng và người chăn nuôi trong nước.

TRẦN MẠNH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar