07/05/2020 14:50 GMT+7

Gửi thông điệp 'nhân loại phải thức tỉnh' dịp lễ Phật đản

THIÊN ĐIỂU - TRUNG HÀ
THIÊN ĐIỂU - TRUNG HÀ

TTO - Sáng 7-5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ Phật đản, kính mừng "ngày đẹp nhất trần gian" - Đức Phật đản sinh, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 1.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - được ủy quyền đọc thông điệp của Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Không rước xe hoa rộn ràng đường phố Hà Nội như mọi năm, lễ Phật đản năm nay chỉ làm gói gọn tại hội trường chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - với số lượng đại biểu tham dự hạn chế từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ và một số phật tử…

Các nghi thức cũng được tổ chức giản tiện, trang trọng. Sau thông điệp của Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và diễn văn Phật đản của hòa thượng Thích Thiện Nhơn - chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - là phần tụng kinh và nghi lễ tắm Phật.

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - không thể dự đại lễ. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - được ủy quyền đọc thông điệp của Đức pháp chủ.

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 2.

Đại lễ Phật đản năm nay chỉ tụng kinh và thực hiện nghi thức tắm Phật - Ảnh: T.ĐIỂU

Thông điệp nhắc đến cuộc khủng hoảng sâu sắc của toàn thế giới trước đại dịch COVID-19 và nhắn nhủ "nhân loại phải thức tỉnh", phải "trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội".

Lễ Phật đản được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoài lễ Phật đản tại hội trường dành cho các đại biểu, chùa Quán Sứ cũng tổ chức nghi lễ tắm Phật kính mừng Phật đản tại gian tam bảo của chùa, cho phật tử tham gia. Từ sáng sớm, dòng người đã xếp hàng trật tự vào chùa hành lễ và tắm Phật.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, các tăng, ni, Phật tử khi đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) đều đeo khẩu trang, nhiều người còn trang bị các loại khẩu trang che kín mặt khi vào khu vực đông người.

Cô Trịnh Thị Nga (70 tuổi, Khương Liệt, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi thường đi lễ chùa ở đây, nhưng từ lúc có dịch thì hạn chế đi hơn vì nhà nước yêu cầu cách ly toàn xã hội. Hôm nay tham dự Đại lễ Phật đản, tuy ngồi trong này niệm kinh có nóng hơn do trời nắng, nhưng đây là chỗ đông người nên tôi vẫn đeo khẩu trang suốt buổi để đảm bảo an toàn"

Vào chùa nhưng quên đeo khẩu trang, anh Jérémy Margairaz (người Anh, giảng viên tại trung tâm Anh ngữ  quận Ba Đình, Hà Nội) được ban bảo vệ chùa Quán Sứ nhắc nhở. "Tôi vẫn đeo khẩu trang khi đi ra đường nhưng đến đây lại tháo ra. Được nhắc nhở nên tôi chấp hành ngay lập tức. Tôi cũng muốn có một ngày Đại lễ an toàn và ý nghĩa" - anh Margairaz cho biết.

Một số hình ảnh lễ Phật đản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sáng 7-5:

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 3.

Thượng tọa Thích Minh Quang thực hiện nghi lễ tắm Phật trong đại lễ Phật đản sáng 7-5 - Ảnh: T.ĐIỂU

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 4.

Dòng người xếp hàng trật tự vào hành lễ và tắm Phật tại chùa Quán Sứ - Ảnh: T.ĐIỂU

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 5.

Phật tử tắm Phật kính mừng Phật đản tại chùa Quán Sứ - Ảnh: T.ĐIỂU

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 6.

Được thực hiện nghi lễ tắm Phật trong ngày Phật đản là ước nguyện của nhiều phật tử - Ảnh: T.ĐIỂU

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 7.

Đến gần trưa, lượng người tới chùa vãn hơn do thời tiết nắng nóng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 8.

Nhà chùa dán các tấm thông báo người tới dự Đại lễ phải đeo khẩu trang khi vào khu vực Tam Bảo - Ảnh: MAI THƯƠNG

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 9.

Ban bảo vệ thay phiên nhau đi nhắc nhở những người tham gia lễ chùa - Ảnh: MAI THƯƠNG

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 10.

Cụ Trịnh Thị Nga (70 tuổi, Khương Liệt, Đống Đa, Hà Nội) đeo khẩu trang trong lúc niệm kinh trong chính điện - Ảnh: MAI THƯƠNG

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 11.

Chị em Phương Thảo, Phương Anh (Hà Nội) tranh thủ giờ trưa tới thắp hương, cúng bái tại chùa để tránh giờ đông người - Ảnh: MAI THƯƠNG

Gửi thông điệp nhân loại phải thức tỉnh dịp lễ Phật đản - Ảnh 12.

Tại các tấm áp phích, nhà chùa cũng nhắc nhở tăng, ni, Phật tử chung tay phòng chống đại dịch - Ảnh: MAI THƯƠNG

Người dân Sài Gòn xếp hàng, đeo khẩu trang dưới trời nắng nóng chờ lễ Phật

TTO - Trưa 7-5, tại chùa Phước Hải (Q.1, TP.HCM), đông đảo người dân xếp hàng trước cổng chùa chờ lễ Phật, tổ bảo vệ chùa phải khép cổng để kiểm soát số lượng người ra vào chùa, tránh tình trạng tập trung đông người.

THIÊN ĐIỂU - TRUNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar