26/10/2024 18:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Góp tiền mua bánh mì, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng trước bão Trà Mi

Người dân ở phường Thuận An (TP Huế) đã góp tiền mua bánh mì, bánh lọc, cam và nước suối để tặng hàng trăm chiến sĩ bộ đội đang trân mình giữa mưa lớn đắp đê, ngăn cho bờ biển không bị sạt lở thêm trước bão Trà Mi.

Góp tiền mua mì, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng trước bão Trà Mi - Ảnh 1.

Người dân phường Thuận An (TP Huế) góp tiền mua bánh mì, nước, bánh lọc tặng bộ đội, dân quân đắp đê ngăn sạt lở bờ biển trước bão Trà Mi - Ảnh: NGUYÊN QUÝ

Chiều 26-10, hàng trăm chiến sĩ bộ đội, dân quân cùng người dân ở phường Thuận An (TP Huế) vẫn đang trân mình dưới mưa gia cố đoạn bờ biển thuộc khu vực đập Hòa Duân - nơi đang bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng trước khi bão Trà Mi đổ bộ.

Dân Huế góp tiền mua bánh mì, nước tặng bộ đội đắp đê chống bão

Trước đó khu vực này xảy ra tình trạng sạt lở, xâm thực bờ biển nghiêm trọng bất thường dù chưa có mưa to gió lớn.

Đây cũng chính là khu vực 25 năm trước một cửa biển đã bị mở, cuốn trôi cả một ngôi làng ra biển sau cơn đại hồng thủy ở Huế năm 1999.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban bố tình trạng khẩn cấp nguy hại do thiên tai tại khu vực này. Trong ngày 26-10, ở khu vực đập Hòa Duân tiếp tục xảy ra xói lở bờ biển nghiêm trọng, gây nguy cơ lại mở ra cửa biển sau 25 năm.

Hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ đã được huy động tới khu vực này để đắp đê chắn sóng, hạn chế sạt lở khẩn cấp trước khi bão Trà Mi đổ bộ.

Góp tiền mua mì, nước, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng giúp dân trước bão Trà Mi - Ảnh 3.

Nhiều chiến sĩ dầm mưa làm nhiệm vụ đắp đê được người dân đem cam đến cho các chiến sĩ ăn cho lại sức - Ảnh: NGUYÊN QUÝ

Trước hình ảnh những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ dầm mình dưới làn mưa lạnh để đắp đê giúp dân, người dân ở phường Thuận An (TP Huế) đã góp tiền lại để mua bánh mì, bánh lọc, cam và nước suối tặng cho các chiến sĩ bộ đội, dân quân tự vệ.

Hơn 300 ổ bánh mì, cả ngàn cái bánh lọc xứ Huế, cam và 4 thùng nước suối được người dân chung tay, góp sức mua về tặng các chú bộ đội.

Chị Đào Thị Mỹ Phương (46 tuổi, trú phường Thuận An, TP Huế) nói rằng thấy bộ đội dầm mưa giúp dân mà thương không biết bỏ mô cho hết.

"Rứa là các chị em sống gần khu vực đập Hòa Duân chúng tôi bàn nhau hùn tiền lại, mua bánh mì, bánh lọc, nước suối và cam tặng các chú bộ đội ăn cho lại sức", chị Phương nói.

Những chiếc bánh mì nóng hổi, những múi cam ngọt lịm thắm tình quân dân đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ ở đây cảm thấy rất phấn khởi. Một số cán bộ, chiến sĩ bận làm nhiệm vụ được các chị em đội mưa đưa cam, bánh mì đến mời dùng.

Góp tiền mua mì, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng trước bão Trà Mi - Ảnh 4.

Người dân đem bánh mì đến cho lực lượng bộ đội, dân quân đang tham gia đắp đê ngăn sạt lở ở khu vực đập Hòa Duân (TP Huế) - Ảnh: NGUYÊN QUÝ

Thượng úy Trần Văn Nhật, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết rất cảm động trước tình cảm của người dân đã dành cho bộ đội và lực lượng đắp đê.

"Trong quá trình chúng tôi thực hiện nhiệm vụ, bà con đã tiếp tế cho bộ đội bánh mì, nước uống để cho bộ đội đảm bảo sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó là tình cảm, thể hiện sự gắn kết của quân và dân trong mọi tình huống", anh Nhật nói.

Đại tá Phan Thắng, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết trong những ngày qua có hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sĩ và bộ đội biên phòng, dân quân địa phương đã căng mình đắp đê ngăn sạt lở ở khu vực đập Hòa Duân.

"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân trước thiên tai. Đơn vị cũng đã chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị để túc trực, sẵn sàng hỗ trợ, cứu hộ cứu nạn người dân trong tình huống khẩn cấp xảy ra trước, trong và sau bão Trà Mi", ông Thắng nói.

Góp tiền mua mì, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng trước bão Trà Mi - Ảnh 5.

Một chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ ăn vội ổ bánh mì giữa mưa vừa được người dân Thuận An tặng để lấy sức, tiếp tục nhiệm vụ đắp đê ngăn sạt lở - Ảnh: NGUYÊN QUÝ

Góp tiền mua mì, nước, bánh lọc tặng bộ đội đắp đê chắn sóng giúp dân trước bão Trà Mi - Ảnh 6.

Người dân phường Thuận An (TP Huế) đội mưa đưa bánh mì cho bộ đội - Ảnh: NGUYÊN QUÝ

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 15

Trưa nay 26-10, cường độ bão Trà Mi (bão số 6) mạnh thêm 1 cấp, lên cấp 11-12 (103 - 133km/h), giật cấp 15 (167 - 183km/h) và đang hướng thẳng về ven biển các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu "Bạn đồng hành quanh tôi". Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Người từng nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp nộp hồ sơ xét tặng lần nữa

Ca sĩ Hà Myo (Nguyễn Thị Ngọc Hà) nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2022, tiếp tục nộp hồ sơ xét tặng giải thưởng này trong năm nay.

Người từng nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp nộp hồ sơ xét tặng lần nữa

1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, hãy bắt đầu thay đổi từ trường học

Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, nhưng chỉ tái chế được khoảng 27%. Phần còn lại đang là gánh nặng cho môi trường.

1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, hãy bắt đầu thay đổi từ trường học

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run

Chính quyền xã Ia Tul (Gia Lai) đang lập hồ sơ đề xuất khen thưởng anh Trần Văn Nghĩa, người điều khiển máy bay phun thuốc sâu cứu hai em nhỏ.

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar