bão Trà Mi
Tên bão Yagi và bão Trà Mi (Trami) chính thức được khai tử, sau khi gây ra thiệt hại nặng nề cho Việt Nam và Philippines trong năm 2024.

Do ảnh hưởng của mưa lũ trong thời gian qua, nhiều diện tích hoa màu sắp vào mùa thu hoạch Tết của người dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) gần như mất trắng.

Đường ven biển ở đập Hòa Duân (giáp ranh giữa phường Thuận An, TP Huế và xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) bị sóng biển đợt bão Trà Mi đánh tan nát.

Quân khu 4 sẽ cử y bác sĩ về thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) để khám, cấp phát thuốc cho người dân ở vùng bị thiệt hại do bão Trà Mi gây ra.

Hai thôn Cát, Trỉa xa nhất của huyện Hướng Hóa bị cô lập, chia cắt do nước lũ, sạt lở đường, mất sóng điện thoại. Trưởng thôn và một số người dân khiêng xe máy vượt lũ ra bên ngoài cầu cứu.

Hàng trăm người dân vùng lũ xã Vĩnh Long được một cửa hàng kiểm tra, súc rửa miễn phí xe máy ngâm nước lũ, giúp bà con sớm có phương tiện đi lại.

Sau khi bão Trà Mi đi qua, đèo Hải Vân được thông xe trở lại. Tuy nhiên, trên cung đường đèo này xuất hiện nhiều điểm có cây xanh ngã đổ, đất đá sạt lở... gây nguy hiểm cho người dân khi lưu thông qua đây.

Sau bão Trà Mi, đường sắt Bắc - Nam đoạn qua huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) bị nước lũ làm hư hỏng đoạn dài 1,3km, có vị trí dịch chuyển khỏi tim đường từ 3 - 3,9m, hàng trăm công nhân dầm mưa để sớm khắc phục.

Hiện chỉ còn một số khu vực ngập lụt ở miền Trung đang được theo dõi để cấp điện trở lại sau bão Trà Mi.

Cục Khí tượng Thái Lan (TMD) cho biết bão Trà Mi đã rời Việt Nam, gây mưa tại một phần vùng đông bắc Thái Lan vào ngày 28-10, và khiến ít nhất 100 người chết, 36 người mất tích ở Philippines.
