09/02/2012 01:35 GMT+7

Góp tiền mua cồng chiêng cho buôn làng

TRẦN THẢO NHI
TRẦN THẢO NHI

TT - Suốt cả năm trời lam lũ trên nương rẫy, khi dành dụm được ít tiền từ bán bò và nông sản, không như các hộ gia đình khác trong buôn làng là mua sắm những vật dụng đắt tiền, ba hộ gia đình người dân tộc Jơ Rai (làng Kleng, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, Kon Tum) lại làm khác: dành toàn bộ số tiền để mua cồng chiêng.

Phóng to
Bà Y Díu cùng con cháu trước bộ chiêng vừa mua 46 triệu đồng - Ảnh: Trần Thảo Nhi

"Chính quyền địa phương chưa đủ điều kiện mua sắm cồng chiêng, nên người dân đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mua về phục vụ dân làng, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc"

Phan Thị Hà Tiên (chủ tịch UBND thị trấn Sa Thầy)

Anh A Thuy - con trai già làng A Khuynh - kể: “Gia đình bán mấy con bò vẫn không đủ tiền mua một bộ cồng chiêng. Thấy việc mua sắm cồng chiêng có ích không những cho gia đình mình mà mang lại lợi ích cho cả buôn làng, nên những người con đều chung tay góp sức cùng cha để mua”. Bà Y Díu - vợ ông A Khuynh - phân bua: “Thấy các buôn làng khác có cồng chiêng mà làng mình không có nên cái bụng ổng buồn miết thôi! Nếu không còn cồng chiêng thì tụi trẻ làm sao biết đánh cồng chiêng nữa...”. Được mọi người đồng ý, ông A Khuynh đã bỏ ra số tiền 46 triệu đồng để có được bộ cồng chiêng ưng ý.

Thấy trong làng có đến ba đội cồng chiêng, nhưng chỉ có một bộ cồng chiêng của gia đình già làng A Khuynh, vợ chồng A Gliu và Y Blẻo cái bụng cũng bồn chồn không yên. “Mình mua cồng chiêng để phục vụ dân làng thôi, cứ mỗi lần đem cồng chiêng đi phục vụ lễ hội, đám cưới, đám ma về mình thấy cái bụng rất vui” - ông A Gliu nói. Từ số tiền bán mì (sắn), ngoài việc dành tiền ăn uống sinh hoạt đủ trong năm, dư ra trên 10 triệu đồng, cuối năm 2011 ông A Gliu đi “tậu” cho gia đình một bộ cồng chiêng.

Không chỉ có gia đình ông A Khuynh và A Gliu, ông A Leng cũng vừa bỏ ra 25 triệu đồng để mua bộ cồng chiêng phục vụ lớp trẻ khi thấy đội cồng chiêng của A Thao, A Bích... thành lập rồi mà không có cồng chiêng để đánh.

Theo bà Phan Thị Hà Tiên - chủ tịch UBND thị trấn Sa Thầy, Trung tâm Văn hóa - thông tin huyện đã mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang và hát dân ca cho thanh thiếu niên dân tộc Jơ Rai tại làng Chốt, làng Kleng và làng KĐừ..., những học viên đến nay đã nắm được cách biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn được những bài chiêng truyền thống của dân tộc mình.

TRẦN THẢO NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar