29/10/2014 10:39 GMT+7

Google phát triển thiết bị dò tìm ung thư

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Hãng công nghệ Mỹ Google đang phát triển một thiết bị có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư, suy tim và nhiều bệnh hiểm nghèo khác.

Bác sĩ Andrew Conrad (trái) gia nhập phòng thí nghiệm Google X từ năm 2013 Ảnh: Google

Theo báo Wall Street Journal, Google cho biết công nghệ này là sự kết hợp giữa các hạt nano dò bệnh được đưa vào cơ thể qua một viên thuốc với một cảm biến đeo tay. Khi ở trong máu, các hạt nano có kích cỡ chỉ bằng 1/1.000 chiều rộng tế bào hồng cầu sẽ bám vào các tế bào, protein và mô trong cơ thể người.

Các hạt nano sẽ phát hiện những thay đổi cực nhỏ trong hệ sinh hóa của cơ thể người, qua đó gửi tín hiệu cảnh báo sớm ung thư, suy tim và nhiều bệnh nguy hiểm khác tới cảm biến đeo tay.

Phát hiện sớm là điều kiện then chốt để chữa trị các loại bệnh, đặc biệt là ung thư. Y học hiện đại chỉ có thể phát hiện các bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy khi bệnh nhân đã bước sang giai đoạn hiểm nghèo.

“Mọi xét nghiệm y tế mà bệnh nhân phải làm sẽ được thực hiện qua hệ thống này. Đó là mục tiêu của chúng tôi”- bác sĩ Andrew Conrad, trưởng nhóm Life Sciences (Khoa học sự sống) của phòng thí nghiệm Google X, nơi đang thực hiện dự án nghiên cứu này. Bác sĩ Conrad là nhà sinh học phân tử đã phát triển thiết bị thử HIV giá rẻ đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Ông nhấn mạnh Google muốn thay đổi y học từ “phản ứng” và “chữa trị” sang “chủ động” và “dự phòng”. “Hạt nano cung cấp khả năng khám phá cơ thể người mở cấp độ phân tử và tế bào” - chuyên gia Conrad nhấn mạnh. Google đang thiết kế các hạt nano có khả năng đánh dấu các tế bào bệnh khác nhau.

Chúng có thể bám vào một tế bào ung thư hoặc mảnh DNA ung thư hay tìm thấy dấu hiệu của các biến đổi hóa học trong máu dự báo một vụ đột quỵ, suy tim hoặc suy gan…Hãng BBC dẫn lời giáo sư Paul Workman thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Anh nhận định đây là ý tưởng tuyệt vời.

“Nếu có thể phát hiện sớm ung thư và các bệnh khác, chúng ta sẽ đủ khả năng can thiệp bằng phương pháp trị liệu hay đơn giản hơn là thay đổi cách sinh hoạt của bệnh nhân” - giáo sư Workman nhấn mạnh. 

Giới khoa học đánh giá công nghệ nano có ảnh hưởng rất lớn đối với y học hiện đại. Riêng chính phủ Mỹ đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ nano kể từ năm 2001, bao gồm 4,3 tỷ USD cho các dự án y tế.

Đây là một nỗ lực nữa của Google nhằm mở rộng tầm hoạt động ra khỏi các lĩnh vực công nghệ truyền thống như tìm kiếm trên mạng Internet. Phòng thí nghiệm Google X đang phát triển xe hơi tự lái và Dự án Loon cung cấp dịch vụ Internet cho các vùng nông thôn và rừng núi bằng hệ thống khinh khí cầu thời tiết.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Google ung thư hạt nano

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar