14/03/2025 11:13 GMT+7

Góc khuất cuộc sống sinh viên: Vay nợ dễ dàng, hậu quả khôn lường

Những góc khuất cuộc sống sinh viên như nợ nần, từ tín dụng nhanh chóng đến đua đòi ăn chơi, mang lại bài học để đời về quản lý tài chính và cuộc sống.

Góc khuất cuộc sống sinh viên: Vay nợ dễ dàng, hậu quả khôn lường - Ảnh 1.

Tín dụng “thủ tục nhanh chóng, bảo mật và uy tín” nhan nhản khắp nơi cũng dễ thành cái bẫy với bất kỳ sinh viên nào không biết kế hoạch chi tiêu hợp lý - Ảnh: TR.VÂN

Thu U., sinh viên ngành xã hội trọ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) ấm ức kể về góc khuất cuộc sống sinh viên. Vì quá tin bạn sinh viên cùng phòng vốn là cô bạn thân bấy lâu, cô bị "lụm" luôn cái laptop.

Góc khuất cuộc sống sinh viên: "Cắm" luôn laptop của bạn

Dù chuyện đã xảy ra hơn ba tháng trước và U. cũng chuyển đến phòng trọ khác, song mỗi khi nhắc lại, cô vẫn còn ức. Họ chơi với nhau từ hồi phổ thông, cùng quê lên TP.HCM học nên ghép lại trọ chung, nấu ăn cùng, tình cảm khắng khít.

Nhưng chỉ sau vài tháng ở chung, U. lờ mờ nhận ra có điều bất thường. Cô bạn hay đi sớm về khuya, xài hàng hiệu, yêu đương tùm lum và hay về nhà khi đã say. Dù cũng bật chế độ cảnh giác vậy mà đùng một phát laptop của U. không cánh mà bay, chỉ còn sót lại tờ giấy ngay chỗ để máy: "Tao xin lỗi! Xem như mày cứu tao mạng này".

Nhà làm nông, bố mẹ vất vả lắm mới dành dụm mua cho con gái cái máy tính để học hành. Quá bất ngờ và không thể chấp nhận điều này, U. gọi ngay cho nhà người bạn này. "Bố mẹ bạn cũng tội lắm, đâu có tiền phải chạy vạy khắp nơi, tìm đến tiệm cầm đồ chuộc cái máy lại cho tôi và xin bỏ qua", U. kể.

Sau lần đó, cả hai cắt đứt liên lạc. Ba mẹ người bạn thân kể lại sau khi "cắm" laptop của U., cô bạn cũng đã bỏ học. Nguyên nhân nợ nần là do quen đua đòi ăn chơi, mê thói sống sang chảnh. Mà trước lúc lấy trộm máy tính của U., bạn này đã được gia đình hỗ trợ trả nợ hai lần với gần 80 triệu đồng. Còn U. ngao ngán: "Không ngờ và thiệt tình giờ hết dám tin ai luôn".

Rất hối hận nhưng bước đường cùng rồi nên đành phó mặc cho gia đình và chủ nợ, mình cũng không thể đến trường thời điểm này.
TH. (sinh viên, đã đổi tên)

Trong vòng xoáy nợ nần

Vay qua app 15 triệu đồng, Tr.Đ. đang ngụp lặn khi bị truy lùng đòi nợ. Thứ gì có thể cầm được Đ. đã cầm hết rồi, chưa kể còn nợ bạn bè tùm lum nên không vay thêm được của ai. Đ. đam mê đỏ đen. Hầu như có bao nhiêu tiền ba mẹ gửi cho Đ. đều "nướng" hết vào các trò đỏ đen online từ tài xỉu, đá gà, lắc bầu cua, ba cây tới cá độ bóng đá.

Người thân cũng quá rành, đã cứu hết lần này đến lần khác nên đành bỏ mặc. Bị chủ nợ dí, Đ. tìm cách vay từ các app vay tiền online với thủ tục nhanh chóng, dễ dàng dù biết lãi suất cao cắt cổ, đòi nợ như khủng bố. Vay được gần 4 triệu đồng, Đ. bất chấp đặt hết số tiền ấy vào một cược xâu bóng đá trên cổng game trực tuyến Betxx và lại thua sạch phải trốn chui trốn nhủi khắp nơi.

Không khá hơn, Th. tự nhận là sinh viên một trường đại học tại TP Thủ Đức (TP.HCM) lại đổ nợ chỉ vì mê đầu tư tiền ảo, chứng khoán. "Đốt" sạch tiền dành dụm, học phí, vay bạn bè, người thân và cả "xã hội đen" đều trắng tay. Xoay xở, Th. tìm gặp chuyên viên tín dụng một ngân hàng nói sẵn sàng bồi dưỡng miễn bao đậu hồ sơ làm thẻ tín dụng.

Hạn mức thẻ tín dụng cho sinh viên đâu có cao! "Khó vậy mới cần tiền bồi dưỡng từ đầu", Th. thẳng thắn. Th. và chuyên viên tín dụng dùng chiêu chuyển tiền qua lại nhiều lần tạo số dư tài khoản, chứng minh thu nhập… Đồng thời Th. "vào vai" sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc từ xa cho một tập đoàn đa quốc gia, mỗi tháng nhận lương bằng tiền đô.

Mãi mới được duyệt cấp thẻ tín dụng hạn mức 10 triệu đồng/tháng. Khoản bồi dưỡng và chạy đi chạy lại đã ngót nghét tháng đầu. Có thẻ, Th. rút tiền trả nợ chưa liền sau đó phải tìm chỗ mượn lại để trả nợ thẻ. Còn hiện thẻ đã bị khóa vì nợ gốc và lãi hơn 18 triệu đồng. Nhưng chưa hết, các nhóm đòi nợ thuê từ các app vay tiền online đã về tận nhà tìm, bêu riếu Th. trốn nợ khắp nơi.

Cả ngàn sinh viên bị đuổi học, cảnh báo học tập

Cuối năm 2024, một số trường tại TP.HCM thông báo buộc thôi học, cảnh báo hàng ngàn sinh viên vì học tập yếu kém. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có khoảng 2.000 sinh viên các khóa bị thử thách học tập, cảnh báo hoặc đuổi học.

Trong đó 88 sinh viên bị buộc thôi học hai học kỳ liên tiếp năm học 2023-2024 có điểm trung bình dưới 1.0, không đạt số tín chỉ theo quy định. Gần 1.000 bạn dự kiến bị cảnh báo học vụ do điểm trung bình học kỳ 2 dưới 1.0, hơn 900 bạn bị thử thách do kết quả học tập yếu và nợ tín chỉ.

Trường ĐH Luật TP.HCM có 41 sinh viên bị buộc thôi học, 75 sinh viên bị cảnh báo vì học yếu kém. Việc cảnh báo do có quá 50% số tín chỉ đã đăng ký trong học kỳ không đạt. Ngoài ra sinh viên nợ quá 24 tín chỉ tính từ đầu khóa học cũng bị cảnh báo.

(còn tiếp)

Đêm vũ trường ngàn đô: Cuộc chơi xa hoa trong góc khuất sinh viên

Khám phá thế giới đêm vũ trường ngàn đô ở TP.HCM qua góc nhìn của nhóm sinh viên. Rượu ngoại, bóng cười đến hóa đơn ngàn đô đằng sau lớp áo sinh viên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar