18/11/2024 10:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gỡ điểm nghẽn của ngành tôm

Ngành tôm Việt năm nay có thể đạt mốc xuất khẩu tới 4 tỉ USD. Tôm Việt cũng có cơ hội tăng xuất khẩu vào Mỹ.

Gỡ 'điểm nghẽn' của ngành tôm - Ảnh 1.

Tại một nhà máy chế biến tôm ở Sóc Trăng - Ảnh: H.PHÚC

Tuy nhiên ngành tôm Việt còn nhiều "điểm nghẽn" cần gỡ.

Chờ quyết định ngày 5-12

Toàn ngành đang phấn khởi khi kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng qua liên tục tăng trưởng, đang chuẩn bị cho những đơn hàng mới. Năm nay ngành tôm Việt có thể đạt khoảng 4 tỉ USD. Tính đến cuối tháng 10-2024 đã đạt hơn 3,2 tỉ USD.

Cơ hội cho ngành tôm Việt vươn tầm là không nhỏ, không chỉ ở Mỹ. Đó là lợi thế từ nhiều FTA Chính phủ đã ký kết, kết hợp với đẳng cấp, trình độ chế biến sâu. Tôm Việt đã thâm nhập các hệ thống phân phối tiêu thụ cao cấp, lớn ở các thị trường trọng điểm thế giới.

Một tin vui khác là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) cho tôm nhập khẩu từ các nước. Mức thuế suất con tôm của chúng ta vào thị trường này là 2,84% - thấp hơn con số 5,77% của Ấn Độ hay 3,78% từ Ecuador.

Nói về tác động chung cả ngành tôm mang tính thời sự lúc này sẽ là chính sách của tân tổng thống Mỹ về thuế nhập khẩu, nhất là các nước có xuất siêu vào đây.

Cần lưu ý, chính sách này trước mắt có thể ảnh hưởng tới quyết định ngày 5-12-2024 của Ủy ban Quốc tế thương mại Mỹ (ITC) về thuế CVD với tôm Việt. Tôm Việt sẽ còn thuận lợi bán vào thị trường này với mức thuế hiện nay là 2,84%.

Quyết định ngày 5-12 tới của ITC sẽ được thực hiện từ giữa tháng 12 và quan trọng với ngành tôm Việt. Tuy nhiên bản thân ngành tôm Việt Nam cũng có những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ.

Thách thức tôm chết, thiếu nguyên liệu

Thách thức lớn với ngành tôm là con giống nhiễm khuẩn và nguồn nước nuôi ngày càng bất lợi nên tôm chết nhiều. Không ai nhận là lỗi của mình. Ông bán giống nói giống tôi tốt. Người nuôi thì nói tốt gì, mới thả xuống cỡ tháng, bệnh chết hết trơn. Rồi cãi qua cãi lại.

Thực ra vấn đề vẫn tách ra được. Ví dụ, người ta ước tính nếu do ao nuôi, xử lý nước không tốt thì cỡ tháng rưỡi trở lên sau khi thả con giống mới bị thiệt hại, còn trước một tháng mà bị là con giống đã nhiễm bệnh trước rồi. Hiện giờ một số diện tích nuôi tôm bị thiệt hại sau khi thả khoảng một tháng.

Nhưng giờ không ai tự nhận cái sai của mình. Các bên bàn qua bàn lại không có số chính xác, chỉ nói là giờ riêng con giống nhiễm bệnh khá phổ biến, ít ra 30 - 40%, nghĩa là tầm 100 ao thì có 30 - 40 ao bị chuyện con giống.

Hồi giai đoạn 2010 - 2015, người nuôi có mua bảo hiểm mà sau đó trúng đợt tôm bị hoại tử gan tụy cấp tính, chết hoài rồi bảo hiểm không bán nữa.

Cái nọ kéo theo cái kia. Tình hình này nên đợt vừa rồi tôm thương phẩm ít đi, giá rất cao. Tính tương đối thì giá thành tôm nuôi của ta còn cao hơn so với tôm Ấn Độ và Ecuador là gần 1 và 1,5 USD/kg. Trong khi diện tích tôm nuôi đạt chuẩn ASC và có đánh mã số cơ sở nuôi toàn hệ thống ở ta còn rất thấp, dưới 10%, trong khi tôm có chuẩn ASC từ Ecuador trên 30%.

Cần chính sách cởi mở

Chúng ta có lợi thế so với nhiều nước về thuế quan khi tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Nhưng nên nhớ các yếu tố này còn phụ thuộc vào sự biến động của chính trị, ngoại giao, kinh tế.

Cũng không phải dễ để tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các FTA. Ví dụ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã ký kết nhưng tôm nguyên liệu nuôi phải theo chuẩn phía EU.

Nhưng không phải là không có giải pháp để giải quyết.

Một là cần hình thành các tổ hợp tác nuôi tôm quy mô khoảng 100ha. Hai là cần chính sách khuyến khích đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nói chung, tôm nói riêng; khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai hình thành các trại nuôi mới, theo chuẩn quy định và các yêu cầu khác. Ba là triển khai chương trình "Xanh hóa ngành tôm", nhằm đáp ứng sớm nhất xu thế thế giới.

Yếu tố quan trọng nhất để cải thiện nút thắt cổ chai hiện nay là có chính sách cởi mở, khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai, thu hút nhà đầu tư tham gia lĩnh vực nuôi tôm, hình thành các trang trại nuôi lớn như đối thủ cạnh tranh Ecuador.

Giá thành cao, khó đánh mã số cơ sở nuôi

Giá thành nuôi tôm cao do nhiều yếu tố, chủ yếu do nuôi nhỏ lẻ, không đầu tư khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Từ năm 1975 đến nay, nghề nuôi tôm đã trải qua hai thế hệ. Đất đai ĐBSCL - vùng nuôi tôm trọng điểm - đã chia cho thế hệ con cháu nên phần đất sử dụng của từng hộ nuôi ngày càng nhỏ. Theo thống kê, diện tích hộ nuôi phổ biến dưới 2ha.

Nuôi nhỏ lẻ nên không đủ điều kiện để nuôi theo tiêu chuẩn, khó cho việc đánh mã số cơ sở nuôi. Doanh nghiệp tôm hiện nay báo cáo truy xuất tôm với khách hàng phải theo dạng... mô tả, khai báo địa điểm bởi đa phần các hộ nuôi nhỏ lẻ chưa có mã số chuẩn quốc gia.

Cà Mau đầu tư 20.000 tỉ phát triển ngành hàng tôm đến năm 2030

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định phê duyệt phương án phát triển ngành hàng tôm Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Dự kiến 20.000 tỉ đồng được đầu tư cho phát triển ngành hàng tôm Cà Mau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không lập 7.260 tờ hóa đơn, ban quản trị chung cư bị phạt thuế gần 120 tỉ đồng

Cơ quan thuế xác định ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á trốn thuế hơn 453 triệu đồng qua việc không lập 7.260 tờ hóa đơn khi cung cấp dịch vụ cho cư dân.

Không lập 7.260 tờ hóa đơn, ban quản trị chung cư bị phạt thuế gần 120 tỉ đồng

Người Việt dồn dập mở tài khoản chứng khoán, gom hàng

Bất chấp thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới vẫn tăng mạnh, dồn dập gom hàng.

Người Việt dồn dập mở tài khoản chứng khoán, gom hàng

Lộ diện những 'cá mập' vừa rút vốn, thoái bớt vốn khỏi Sacombank

Quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund vừa rút vốn khỏi danh sách nắm trên 1% vốn Sacombank chỉ sau thời gian ngắn góp mặt, trong khi một số cổ đông tổ chức khác hạ bớt tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu.

Lộ diện những 'cá mập' vừa rút vốn, thoái bớt vốn khỏi Sacombank

Doanh nghiệp lên tiếng về giá điện tăng, nhiều nơi gồng mình giữ giá bán

Giá điện vừa tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng trong 3 năm qua lên 17%, gây áp lực lớn lên sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động.

Doanh nghiệp lên tiếng về giá điện tăng, nhiều nơi gồng mình giữ giá bán

‘Ông chủ mới’ kín tiếng nắm 99,99% vốn của VNPAY là ai?

Công ty cổ phần Tập đoàn Cuộc Sống Việt (VNLIFE) đã trở thành cổ đông ngoại lớn chiếm 99,99% vốn của Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), tương ứng số vốn 3.568,5 tỉ đồng.

‘Ông chủ mới’ kín tiếng nắm 99,99% vốn của VNPAY là ai?

Siêu thị tăng cường siết chặt chất lượng hàng hóa với 'Tick xanh trách nhiệm'

Nhiều hệ thống bán lẻ tại TP.HCM đang tăng cường siết chặt việc kiểm soát chất lượng hàng hóa thông qua chương trình 'Tick xanh trách nhiệm'.

Siêu thị tăng cường siết chặt chất lượng hàng hóa với 'Tick xanh trách nhiệm'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar