30/11/2022 11:33 GMT+7

Giữ thành trì gia đình, 'nuôi' hạnh phúc

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TTO - Giữa cuộc sống hối hả và chịu tác động bởi nhiều yếu tố, gia đình vẫn được xem là thành trì kiên cố để kết nối các thành viên với nhau, giữ nếp nhà, cũng là gìn giữ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia.

Giữ thành trì gia đình, nuôi hạnh phúc - Ảnh 1.

Bữa cơm tối là lúc cả nhà họp mặt sau một ngày làm việc, học tập - Ảnh: N.C.THÀNH

Ngày nào cũng vậy, dù 17h mới tan làm nhưng chị Giang Hạnh (TP Thủ Đức, TP.HCM) luôn tranh thủ ghé đón con rồi chạy về nhà sớm nhất có thể để nấu bữa tối. "Ba mẹ đi làm, con đi học, chỉ có duy nhất bữa cơm tối là ăn cùng nhau nên dù hơi vất vả nhưng cả nhà vẫn duy trì bữa cơm tối bao năm qua" - chị Hạnh khoe.

Cuối tuần nghỉ ngơi, ngừng nấu một bữa, cả nhà chở nhau đi ăn tối bên ngoài, vừa ăn vừa nói chuyện. Điều nho nhỏ vậy mà âm thầm kéo cha mẹ và con lại gần nhau hơn.

Anh QUANG LÂM (quận 10, TP.HCM)

Bên mâm cơm nhà

Bữa cơm tối ấy có khi kịp chuẩn bị sẽ có các món canh, mặn, xào đầy đủ. Hôm nào quá kẹt công việc, chị Hạnh ghé mua cơm tấm hay một món nào đó về cho cả nhà. "Quan trọng là giữ cam kết ngồi ăn cùng nhau ít nhất một bữa trong ngày. Đó không chỉ là bữa ăn mà để họp mặt gia đình sau một ngày bôn ba ngoài đường" - chị Hạnh cười.

Buổi "họp mặt" ấy của gia đình chị Hạnh sẽ chỉ có tiếng cười, câu chuyện giữa cha mẹ và con về việc học ở trường, hỏi con ăn trưa món gì trong bữa cơm bán trú, lớp có chuyện gì vui không, con đi học có trục trặc gì không. Ấy cũng là cam kết của hai vợ chồng, tuyệt nhiên không mang công việc hay những việc không vui về nhà "đè" lên bữa cơm tối.

Nhà anh Quang Lâm (quận 10, TP.HCM) cũng giữ nếp ăn bữa tối cùng nhau. Công việc của hai vợ chồng khá linh động thời gian nên hôm nào ai về sớm trước sẽ là người nấu bữa tối cho cả nhà. Anh chị sẽ nhắn tin với nhau để biết sẽ ăn gì rồi cứ thế mà làm.

Tay nghề nấu ăn của anh Lâm cũng khá nên anh thường ra thực đơn hằng ngày. Có khi anh mua sẵn thực phẩm, sơ chế trước rồi chiều về nấu. Cũng có lúc anh ra thực đơn rồi nhắn vợ mua về để sẵn, tối về anh sẽ nấu. "Công

việc của tôi có thể sắp xếp được thời gian nên tôi hay về trước tranh thủ nấu ăn. Nhà tôi ghé đón con tan trường. Hai mẹ con về tới nhà thì cơm canh cũng gần hoàn tất, chỉ cần cả nhà tắm rửa xong là bữa tối đã sẵn sàng" - anh Lâm nói.

Làm bạn cùng con

Kể câu chuyện gần một năm trước, chị Thanh Loan (quận 1, TP.HCM) nói vẫn còn nguyên cảm giác choáng khi cô chủ nhiệm gọi điện mời lên gặp. Số là cậu con trai chị lúc ấy đang học lớp 8 bị phát hiện sử dụng thuốc lá điện tử. Vừa giận vừa bất ngờ, song bình tâm lại, chị còn bối rối vì chưa biết nói chuyện với con thế nào. Không thể giấu chồng, chị phải kể hết sự thật với anh.

Ăn tối xong, cả nhà cùng ngồi lại nói chuyện. Vì tò mò, cậu con trai cầm xem và có đưa lên mũi cây thuốc lá điện tử, đúng lúc có mấy bạn học sinh đi qua nhìn thấy và báo lại với giám thị, cậu bị viết tường trình và mời phụ huynh vào làm việc.

Hai vợ chồng thay nhau phân tích cho con nhận ra hành vi đó sai thế nào với một học sinh. Cậu con trai hứa không tái phạm và gần hết học kỳ I năm nay anh chị chưa nghe phản ảnh về con trai dù trong lớp có một vài bạn khác có dùng thuốc lá điện tử. "Chúng tôi chọn cách nói chuyện chứ không la con, nói để con hiểu và nhiều vụ việc ở trường cháu sẽ chủ động kể khi về nhà" - chị Loan cho biết.

Nhưng đúng là không dễ làm bạn cùng con và không phải cha mẹ nào cũng dành đủ thời gian cho con. Mà cuộc tất bật mưu sinh là một trong những rào cản lớn. Nhìn từ góc độ giáo dục, thạc sĩ Lê Trường An (nghiên cứu sinh ĐH Suranaree, Thái Lan) cho rằng gia đình cần tôn trọng lẫn nhau. Con cái tôn trọng bố mẹ, và ở chiều ngược lại, bố mẹ cũng cần tôn trọng con và biết lắng nghe, hiểu, chấp nhận những khác biệt và lựa chọn của con.

Thực tế có những người lấy quyền làm cha mẹ để buộc con phải theo ý mình, trong khi thực tế có thể đứa trẻ sẽ vâng lời trước mặt nhưng sau lưng lại chưa chắc. Thạc sĩ Lê Trường An phân tích: "Con cái biết tôn trọng và chia sẻ, bố mẹ có trách nhiệm lo lắng và chăm sóc khi con còn nhỏ, rồi định hướng khi con vào tuổi trưởng thành. Trên nói dưới nghe và dưới nói trên lắng nghe trong tinh thần hiểu, thương, chia sẻ chứ không phải áp đặt".

Kiếm nhiều tiền, đúng rồi, nhưng...

Có một điều khá nghịch lý: bố mẹ, nhất là với bố mẹ trẻ, hay lý luận rằng phải tranh thủ làm và kiếm thật nhiều tiền, con cần gì cho nấy, cứ mang lại đủ đầy thì tự khắc con sẽ hạnh phúc. Nhưng không hẳn vậy. Một bác sĩ chuyên khoa tâm thần kể từng tư vấn, điều trị cho một học sinh lớp 9 bị trầm cảm. Bạn này thậm chí lấy dao lam tự cắt tay, châm điếu thuốc đang cháy vào người mà không có cảm giác đau.

Sau nhiều ngày điều trị không khả quan, bác sĩ quyết định mời phụ huynh cùng hợp tác. Nhưng ngay khi được bác sĩ thông tin về tình trạng của con, cả ba và mẹ bạn vẫn khẳng định không thể có chuyện đó vì họ thấy con vẫn rất bình thường.

Mãi cho đến khi có mặt cậu con trai "ba mặt một lời", hai vợ chồng mới chưng hửng với những điều con nói ra và cam kết hợp tác cùng bác sĩ để cứu vãn tình trạng của con. "Đúng là lâu rồi cả nhà ít khi nói chuyện, chứ nói gì ăn cơm hay đi chơi cùng nhau. Tụi tui bận việc, tiếp khách túi bụi, cứ nghĩ con học hành yên ổn, xin gì cho nấy là yên tâm, ai ngờ..." - người mẹ bỏ lửng câu nói và khóc.

Văn hóa từ 'chiếc nôi' gia đình: Mãi là điểm tựa yêu thương

TTO - Nếu hộ chiếu văn hóa Việt Nam hợp thành từ nhiều thành tố, trong đó có hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, thì không thể không nhắc đến hệ giá trị gia đình, nơi được xem là thành trì vững chắc cho mỗi cá nhân hoàn thiện và phát triển.

QUỐC LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar