29/11/2022 09:34 GMT+7

Văn hóa từ 'chiếc nôi' gia đình: Mãi là điểm tựa yêu thương

KIM ANH
KIM ANH

TTO - Nếu hộ chiếu văn hóa Việt Nam hợp thành từ nhiều thành tố, trong đó có hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, thì không thể không nhắc đến hệ giá trị gia đình, nơi được xem là thành trì vững chắc cho mỗi cá nhân hoàn thiện và phát triển.

Văn hóa từ chiếc nôi gia đình: Mãi là điểm tựa yêu thương - Ảnh 1.

Gia đình Võ Thanh Bình - Trần Vũ Đông Anh (TP.HCM) - Ảnh: NVCC

21 gia đình trẻ mới đây được Hội LHTN Việt Nam tuyên dương "Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu" năm 2022. Dù sống ở đâu, trong môi trường nào, họ đều cho rằng xây dựng gia đình hạnh phúc không gì khác ngoài yêu thương, sẻ chia và tôn trọng lẫn nhau.

"Hạnh phúc gia đình là sự mãn nguyện, động lực tinh thần cho mỗi người trong gia đình, sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển" - anh Lù Seo Kính (sinh năm 1990), dân tộc Nùng, xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), bày tỏ.

Hạnh phúc gia đình là sự hòa thuận, ấm no, bên nhau đến đầu bạc, cái đích cuối cùng mỗi người trong nhà vươn tới.

LÙ SEO KÍNH

Thuận vợ chồng, gia đình êm ấm

Làm bí thư xã đoàn, lại ở địa bàn vùng cao nên anh Kính khá tốn thời gian khi phải di chuyển đến các thôn bản xa xôi. Chia sẻ cùng chồng, chị Lù Thị Chức nhận gánh vác việc nhà để chồng yên tâm công tác. Những vạt rau, đàn gà, heo... trong chuồng đều một tay chị chăm để có nguồn thu và xem đó là niềm vui khi phụ cùng chồng lo kinh tế gia đình.

Không nhiều thời gian phụ vợ, anh Kính mày mò tự học những kiến thức, kỹ năng chăm sóc vật nuôi, cây trồng để cùng vợ chọn nuôi con gì, trồng cây nào cho hiệu quả. Rồi anh bàn cùng vợ vay vốn làm ăn. 

"Lấy nhau hai bàn tay trắng, chúng tôi vay vốn làm mô hình kinh tế gia đình, chuyển đổi giống cây mận máu, nuôi gà, cá, lợn... nhờ vậy kinh tế gia đình ổn định, nuôi con đi học đầy đủ", anh Kính khoe.

Từ câu chuyện xây dựng gia đình của chính mình, anh Kính tỉ tê với các bạn trẻ không tảo hôn, không lấy người chung huyết thống. Hơn hết, chính kinh nghiệm làn ăn của bản thân, hai vợ chồng chia sẻ lại kinh nghiệm làm ăn, phải đồng vợ đồng chồng lo cho kinh tế gia đình.

Với vợ chồng Võ Thanh Bình - Trần Vũ Đông Anh cùng công tác tại UBND phường 11, quận 3 (TP.HCM), họ luôn nhắc nhau "Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn" như lời cha ông dạy. 

Công việc của những cán bộ làm phong trào khiến cả hai ít khi có ngày cuối tuần cho gia đình. Nhưng cùng làm, hiểu tính chất công việc của nhau nên cả hai luôn hỗ trợ nhau hết mức có thể.

Công việc bên mặt trận của anh và đoàn thể của chị đưa họ đến gần hơn với những hoàn cảnh khó khăn. 

Đợt dịch COVID-19 vừa qua, hai vợ chồng có mặt trong lực lượng tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ bà con các khu cách ly, phong tỏa rồi cùng phối hợp với các đơn vị gầy dựng "ATM cơm, thực phẩm" cho bà con khó khăn.

Văn hóa từ chiếc nôi gia đình: Mãi là điểm tựa yêu thương - Ảnh 3.

Gia đình Lù Seo Kính - Lù Thị Chức (Hà Giang) - Ảnh: NVCC

Góp nhặt những niềm vui nhỏ

Nói về sự chia sẻ, vợ chồng Thanh Bình - Đông Anh nói họ may mắn khi công tác chung đơn vị, cùng ra đường nhiều nên hiểu việc ít có thời gian ngày cuối tuần bên gia đình. Tuy vậy, họ lại góp ý cho nhau để cùng hoàn thiện công tác hằng ngày. 

"Vì thời gian cũng eo hẹp nên chúng tôi cố gắng sắp xếp để có những giờ phút quý báu dành cho gia đình, cùng mang đến cho nhau những niềm vui nho nhỏ", anh Bình chia sẻ.

Niềm vui nho nhỏ ấy là những lúc cả ba thành viên cùng nhau nấu và quây quần bên nhau trong bữa cơm gia đình với những món ăn yêu thích của mỗi người. 

Không có ngày cuối tuần, họ tranh thủ bất kỳ buổi tối nào trong tuần rảnh để cả nhà cùng đi cà phê, chở nhau ra đường ngắm phố phường. Với họ, hạnh phúc vun vén từ sự gắn kết bởi những điều bé nhỏ thôi nhưng qua từng ngày lại bồi đắp cảm xúc tích cực trong nhau.

Trong khi đó, gia đình nhỏ của anh Kính, chị Chức sẽ vui bên nhau mỗi khi cả nhà cùng nhau ra làm vườn. Anh chị có hai đứa con gái, nhận nuôi thêm một bé trai là con của một người bạn có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. 

Cả ba người con đều được anh chị cho đi học với ước mong các con đều được học lên cao rồi quay lại đóng góp xây dựng bản làng.

Gia đình với ai cũng là không gian sống thân thuộc, nhiều hành vi ứng xử của chúng ta luôn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, sinh hoạt của gia đình. 

Nói về hạnh phúc gia đình, anh Kính bảo ấy là khi mỗi thành viên trong nhà đều thấy vui sướng mãn nguyện, trở thành động lực tinh thần để mỗi người phấn đấu tốt hơn mỗi ngày.

Chủ động làm hòa

Anh Võ Thanh Bình nói dù bận rộn đến mấy các thành viên trong nhà cũng ít nhất cùng nhau nấu một bữa ăn trong tuần. Bí quyết để luôn giữ hòa khí trong nhà là dù lỗi của ai nhưng mỗi khi tranh cãi, giận hờn, anh sẽ chủ động làm hòa.

"Tôi không muốn không khí nặng nề trong nhà nên mỗi khi giận nhau mình cứ làm lành thì mọi cơn nóng giận sẽ tan mau, tiếng cười lại chộn rộn, vậy là bình yên sống bên nhau", anh Bình cười.

Vun đắp giá trị văn hóa của người Việt

TTO - Hôm nay 29-11, Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" diễn ra tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới Huế, TP.HCM.

KIM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar