17/01/2022 07:58 GMT+7

'Giữ lửa' cho trạm y tế lưu động

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Hơn 1.600 sinh viên trường y sẽ thực tập tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.HCM, là một tín hiệu đáng mừng trong công cuộc "giữ lửa" tuyến đầu khi lực lượng quân y đã rút đi.

Giữ lửa cho trạm y tế lưu động - Ảnh 1.

Sinh viên thực tập được nhân viên y tế trạm hướng dẫn thăm khám, phát thuốc cho bệnh nhân F0

Y tế cơ sở là thành trì quan trọng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, tuy nhiên việc thiếu hụt nhân lực đã khiến những thành trì này dần suy yếu. Cho sinh viên trường y đến thực tập tại trạm lưu động là một mô hình phù hợp với tình hình thực tại.

Vững kỹ năng "thực chiến"

Đa số sinh viên y khoa đã bắt đầu có những đợt thực tập ngắn hạn tại các bệnh viện từ năm thứ 3 đại học. Giờ đây, khi thích nghi với tình hình xã hội, việc chuyển hướng thực tập về các trạm y tế lưu động phường, xã mang đến cho các bạn nhiều trải nghiệm khó quên.

Là sinh viên năm thứ 6 Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bạn Lê Nguyễn Kim Ngân đăng ký thực tập tại trạm y tế lưu động phường 11, quận Bình Thạnh. Hiện tại, công việc chính của Ngân là hỗ trợ công tác tiêm vắc xin mũi 3 cho người dân. Tuy vậy, cuối mỗi ngày Kim Ngân vẫn đến thăm khám, phát thuốc cho bệnh nhân F0 đang cách ly tại nhà.

Ngân cho biết trước lúc đi thực tập đã được học về COVID-19 và thời điểm dịch căng thẳng cũng từng đăng ký hỗ trợ tại các trạm y tế nên hầu như các công việc đều đã quen thuộc. 

"Ở bệnh viện thì mình có cơ hội được quan sát nhiều, được học nhiều hơn. Còn ở trạm y tế thì mình có cơ hội tiếp xúc nhiều đầu việc khác nhau, được làm nhiều. Trong tình hình hiện tại thì mình phải thích nghi và đồng lòng vì cộng đồng", Kim Ngân chia sẻ.

Cùng khóa với Ngân, bạn Nguyễn Lê Minh Khoa, sinh viên chuyên ngành y đa khoa, lại đăng ký thực tập tại trạm y tế xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Chia sẻ về lý do chọn nơi xa nhà hơn 15km để thực tập, Khoa cho biết có vài người trong nhóm bạn nhà ở Hóc Môn nên cả nhóm quyết định đăng ký thực tập tại đây. Một phần vì mong muốn góp sức hỗ trợ người dân quê nhà, một phần vì tình hình dịch tại đây phức tạp hơn, nhân viên y tế lại ít.

Dù thực tập tại trạm, thiết bị, máy móc không được đủ đầy như bệnh viện nhưng với Minh Khoa, đó là một trải nghiệm rất thú vị, một cách học tập mới mẻ. 

"Mỗi nơi sẽ có những đặc thù riêng, ở trạm y tế chúng mình sẽ được tiếp cận ngay ban đầu, nắm rõ hơn tình trạng bệnh, học cách xử trí ban đầu ngay tại hiện trường, giúp ích rất nhiều cho chuyên ngành", Khoa hào hứng nói.

Có những ngày phải túc trực 24/24 tại trạm lưu động, vừa làm việc vừa học online, có hơi cực thật nhưng mình thấy rất vui khi hỗ trợ được người bệnh, nhất là khi tuyến y tế cơ sở rất cần những nhân lực tiếp sức như hiện nay.

Sinh viên Nguyễn Quốc An

Giữ lửa cho trạm y tế lưu động - Ảnh 3.

Bạn Lê Nguyễn Kim Ngân nhập thông tin tiêm chủng - Ảnh: C.NƯƠNG

Thêm nhân lực, vững tâm hơn

Bác sĩ Đinh Nho Tài - trưởng trạm y tế phường 11, quận Bình Thạnh, người tiếp nhận hai sinh viên trường y đến thực tập, trong đó có bạn Kim Ngân - cho biết dù thực tập trong thời gian ngắn nhưng tinh thần làm việc của các bạn luôn tích cực. 

Các bạn sẽ được tham gia các hoạt động trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tham gia lấy mẫu, tư vấn qua điện thoại. Trung tâm y tế quận đã ký hợp đồng và sẽ có một khoản chi hỗ trợ tiền phụ cấp cho các bạn.

"Khi số nhân viên y tế tuyến cơ sở đang thiếu hụt, lượng sinh viên thực tập sẽ hỗ trợ tối đa cho hoạt động của trạm được tiến hành đầy đủ, từ chăm sóc sức khỏe thường niên đến công tác tiêm chủng", bác sĩ Tài nói.

Do nhân lực ít và địa bàn trước đó có tình hình dịch phức tạp, trạm y tế xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn tiếp nhận sáu sinh viên y khoa đến thực tập. Bác sĩ Phạm Văn Nghĩa - trưởng trạm y tế - cho biết các bạn sinh viên sẽ xuống trực tiếp trạm y tế lưu động, cùng với tổ chăm sóc F0 tại nhà quản lý F0 trong toàn bộ khu vực xã.

"Dù là sinh viên nhưng việc tiếp thu, vận hành hoạt động của các bạn rất tốt. Chủ trương của trạm hiện nay là trở về chương trình chăm sóc sức khỏe trước đó, có các bạn trạm cũng đỡ rất nhiều đầu việc, người dân cũng được chăm sóc y tế chu toàn hơn", bác sĩ Nghĩa chia sẻ.

Nói về những khó khăn trong công tác hướng dẫn, bác sĩ Nghĩa cho biết thực chất đây vốn dĩ là một chương trình thực tập chứ không hoàn toàn là hỗ trợ chính quy, nên đôi khi các bạn có lịch học, lịch thi cũng phải gián đoạn thời gian ở trạm.

Cơ hội cho các bác sĩ tương lai

Ngày 12-1, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã làm lễ ra quân hỗ trợ các trạm y tế lưu động phường, xã. Đợt ra quân kéo dài từ ngày 12-1 đến 20-1, với sự tham gia của 153 sinh viên năm thứ 6 (Y6) và 158 sinh viên năm thứ 5 (Y5) sẽ thực tập tại 15 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Theo PGS Nguyễn Thanh Hiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mô hình thực tập cộng đồng kết hợp hỗ trợ công tác tại các trạm y tế lưu động là cơ hội để sinh viên y tăng cường khả năng "thực chiến".

"Đây là tiền đề để sinh viên tham gia chương trình thực hành 18 tháng sau tốt nghiệp của Sở Y tế TP.HCM theo "Đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở". Từ đó tạo điều kiện cho các sinh viên có thêm kiến thức vững vàng từ cơ sở đến bệnh viện", ông Hiệp nhấn mạnh.

Phát huy hiệu quả tích cực trong chống dịch

Theo ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM, việc thí điểm triển khai các trạm y tế lưu động chăm sóc người F0 dựa vào cộng đồng đã phát huy hiệu quả tích cực trong cuộc chiến chống dịch vừa qua.

"Việc củng cố và nâng cao năng lực y tế cơ sở, trong đó củng cố trạm y tế, là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Dù đỉnh dịch đi qua nhưng ngành y tế vẫn xác định phải duy trì các trạm y tế lưu động và sớm thay đổi các chính sách để trạm y tế bao phủ số lượng dân phù hợp", PGS Thượng nhận định.

Ngoài lực lượng sinh viên Y5, Y6 đang hỗ trợ các trạm y tế lưu động, sắp tới dự kiến có thêm 750 nhân lực y tế tốt nghiệp vào tháng 12-2021 sẽ được điều về tuyến y tế cơ sở, góp phần đảm bảo đủ lực trong cuộc chiến với dịch COVID-19 thời gian tới.

Bác sĩ quân y hỗ trợ các trạm y tế lưu động rời TP.HCM

TTO - 406 học viên và bác sĩ của Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng - đã hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ 391 trạm y tế lưu động tại TP.HCM và chính thức rút quân từ ngày hôm nay, 15-1. Thông tin này vừa được Sở Y tế TP.HCM cho hay.

CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar