16/05/2024 10:01 GMT+7

Giữ học bạ 2 năm vì không đóng học phí, nhà trường nói gì?

Chị N.T.H. cho biết chị bị phá sản, không thể đóng học phí nên bị một trường quốc tế ở TP.HCM giữ học bạ của con chị suốt 2 năm qua.

Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu cơ sở tại quận Tân Bình, TP.HCM

Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu cơ sở tại quận Tân Bình, TP.HCM

2 năm không được đi học

Nói về việc con trai bị một trường quốc tế ở TP.HCM giữ học bạ, chị N.T.H. kể: "Con trai tôi học tại Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu từ lớp 1 đến giữa lớp 9, cơ sở thuộc quận Tân Bình, TP.HCM. Trước đây, tôi làm việc trong ngành kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã khiến công ty của tôi bị phá sản, nợ nần rất nhiều. Tôi phải bán đi tất cả nhà, đất, tài sản vẫn không trả hết nợ. Lúc ấy, con tôi đang học lớp 9 Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu. Tôi phải lánh đi để tránh xã hội đen đến đòi nợ, quậy phá. Khi đó phía nhà trường đã hỗ trợ để bé được tiếp tục học tại trường. Đến hết học kỳ 1 lớp 9 thì bé bị đình chỉ học tập vì đã 4 tháng tôi không đóng học phí cho cháu".

Chị H. cho hay từ đó đến nay đã 2 năm, chị đã nhiều lần liên hệ với trường, xin khất nợ và cam kết trả dần, đồng thời xin rút học bạ cho con để chuyển sang trường khác nhưng nhà trường không đồng ý. Vì vậy, con chị H. đã phải nghỉ ở nhà, không được đi học 2 năm qua.

Theo chị H, Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu thông báo giảm 30% tổng số tiền đã nợ cho chị. Nhưng hiện thu nhập của chị mỗi tháng chỉ có 7,5 triệu đồng. Một mình chị nuôi hai đứa con nên không thể trả nợ một lúc ngay được.

Chị H. tâm sự: "Thật ra, từ lúc con trai sắp kết thúc chương trình lớp 8 là tôi đã gặp khó khăn trong công việc làm ăn nhưng tôi không nghĩ dịch COVID-19 lại kéo dài như vậy. Tôi nghĩ mình sẽ vực dậy được và có thể lo cho con tiếp tục đi học. Lúc ấy, tôi đã gặp khó khăn về việc đóng học phí nhưng bạn bè cho mượn. Ngay cả một nhân viên của trường cũng lấy thẻ của mình cho tôi mượn 10 triệu đồng để đủ tiền đóng học phí tháng cuối cùng của năm học lớp 8".

Phụ huynh này nói thêm: "Tôi biết mình đã sai. Bây giờ tôi xin cam kết trả dần khoản nợ học phí, xin rút học bạ cho cháu để cháu được tiếp tục đến trường"

Trường quốc tế Á Châu nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu cho biết: "Em W.A.H. là học sinh lớp 9 của trường năm học 2022-2023. Trong học kỳ I năm học 2022-2023, chúng tôi không thể liên lạc được với phụ huynh, cụ thể là mẹ của em.

Trong suốt thời gian đó, trường vẫn tạo điều kiện cho em H. được học tập, sinh hoạt, ăn 3 bữa/ngày, hưởng các dịch vụ như những học sinh khác. Đến khi em H. hoàn thành chương trình học kỳ I nhưng mẹ em H. vẫn không liên hệ gì với trường, cũng không hoàn tất các khoản nợ học phí và tiền ăn.

Chúng tôi có liên hệ được với chị gái của H. và người này đã thông báo với giáo viên chủ nhiệm là cho em H. nghỉ học luôn. Lúc này, nhà trường buộc lòng phải thông báo tạm ngưng việc học tập của em H. tại trường.

Tính ra, phụ huynh đã nợ 4 tháng học phí và tiền ăn, tổng cộng là 83.202.000 đồng" - đại diện Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu thông tin.

Cũng theo vị đại diện trên: "Đến tháng 7-2023, phụ huynh em H. gửi đơn đề nghị rút học bạ, còn các khoản nợ học phí và tiền ăn thì sẽ trả dần. Nhà trường đã trả lời là hỗ trợ phụ huynh 30% tổng khoản nợ học phí và tiền ăn nêu trên. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn không hoàn thành trách nhiệm tài chính của mình với trường và sau đó không liên hệ gì với trường.

Đến tháng 5-2024, phụ huynh em H. đã liên hệ lại, đề nghị đóng 50% số nợ sau khi đã được giảm 30% và rút học bạ, phần còn lại phụ huynh sẽ trả dần nhưng không có căn cứ và cam kết thời hạn cụ thể. Phụ huynh làm như vậy là gây khó cho chúng tôi.

Trường chúng tôi là trường ngoài công lập. Nếu phụ huynh nào cũng như phụ huynh em H. thì nhà trường không thể hoạt động được" - đại diện Trường tiểu học - THCS & THPT quốc tế Á Châu bày tỏ.

‘Sốc khi đi phỏng vấn bị hỏi vì sao nợ học phí’

Nhiều sinh viên cho rằng những trường đăng công khai lên mạng tên sinh viên nợ học phí cần sớm chấm dứt việc này và thay đổi bằng cách khác để tránh làm tổn thương người học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar