04/08/2012 11:50 GMT+7

Giọng Việt hát tiếng Anh: tại nhạc trẻ Việt dở?

Trương Tuấn Dũng
Trương Tuấn Dũng

TTO - Hát tiếng Việt không dễ, hát nhạc ngoại dễ "lòe" ban giám khảo, nhạc trẻ Việt dở quá... Đó là những ý kiến phản hồi của bạn đọc mổ xẻ lý do các thí sinh của chương trình Giọng hát Việt chỉ chọn bài hát tiếng Anh.

Phóng to
Bùi Anh Tuấn - giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2011, một trong số ít ỏi thí sinh thành công với tiếng Việt tại Giọng hát Việt - Ảnh tư liệu

TTO xin trích đăng:

* Hát nhạc nay thì nhạc dở, nhạc xưa thì nhiều người đã thể hiện

Theo tôi, tình trạng hầu như những thí sinh tham gia cuộc thi Giọng hát Việt đều hát những ca khúc tiếng Anh là do nhiều nguyên nhân như khả năng ngoại ngữ của thế hệ trẻ ngày nay tốt hơn nhiều, họ rất tự tin khi thể hiện những bài hát nước ngoài đó.

Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thí sinh thờ ơ với những ca khúc Việt Nam là bởi ngày nay chúng ta có quá ít bài hát hay, thiếu đi những ca khúc "nằm lòng".

Nhạc trẻ bây giờ toàn là những bài hát mà lời của nó, xin lỗi nói thẳng là nội dung khá rẻ tiền.

Trong khi đó, những bài hát hay, đã có chỗ đứng trong lòng công chúng yêu nhạc qua nhiều thế hệ thì đã được sử dụng quá nhiều trong các cuộc thi khác trước đó và đã được rất nhiều thế hệ ca sĩ nổi tiếng thể hiện.

Có thể nói những bài hát đó đôi khi là con dao hai lưỡi. Nếu như các thí sinh hát các ca khúc đó mà không biết cách làm mới nó, không tạo ra được sự mới mẻ, khác biệt thì khó mà đi sâu vào vòng tiếp theo được. Chính vì thế mà việc lựa chọn hát nhạc tiếng Anh như là một giải pháp an toàn nhất.

* Chắc sẽ đến lúc hát nhạc Hàn nữa

Nếu như mọi người để ý thì sẽ thấy các bài hát Việt hiện nay giai điệu thì hay nhưng nội dung hoàn toàn sáo rỗng, lời bài hát thì như một người thất tình, suốt ngày ngồi than van, không tìm ra được lối thoát, quá thiếu những bài hát khích lệ, giúp con người tiến lên phía trước mà thay vào đó là những bài hát mang nội dung trách đời, oán hận.

Thiếu nhạc Việt của bây giờ

Tôi là một người trẻ thuộc thế hệ 9X.

Tôi thấy nhạc Việt bây giờ đang xuống cấp trầm trọng. Tuy là người Việt nhưng tôi rất hiếm khi nghe các ca sĩ Việt Nam hát.

Giới trẻ bây giờ đang thiếu những ca khúc Việt có thể đi vào lòng người.

Những ca từ trong các ca khúc xưa là những ca từ đẹp nhưng nó đã quá cũ so với xu hướng hiện nay.

Các ca khúc trẻ do các ca sĩ trẻ đặc biệt là các ca sĩ teen thì lời bài hát nghe thật sáo rỗng chẳng mang chút ý nghĩa nào.

Từ đó khiến cho giới trẻ phải tìm kiếm những ca khúc ngoại để nghe.

Còn một nguyên nhân nữa là tiếng Anh đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Giới trẻ càng tiếp xúc nhiều tiếng Anh dẫn tới khoảng cách giữa các ca khúc ngoại với người Việt dần thu hẹp.

Đó là những lý do có thể lý giải tại sao các thí sinh The Voice lại chuộng nhạc ngoại hơn nhạc Việt.

Con người đâu ai muốn nghe những lời than van, trách móc, vậy mà hễ nghe một bài hát Việt Nam thì toàn là những nội dung như vậy.

Thành ra giới trẻ Việt Nam khi nghe nhạc thì chỉ nghe giai điệu và hình ảnh, không còn quan tâm nội dung là gì.

Đó là lý do vì sao giới teen của Việt Nam dễ dàng tiếp thu và đang hâm mộ nhạc Hàn Quốc.

* Sôi vì giọng hát hay vì nội dung bài hát?

Tôi cũng vô tình xem chương trình 1 đôi lần và thấy thật sự bất ngờ, có phần khó chịu khi hầu hết các thí sinh trong một chương trình kiếm tìm giọng hát Việt mà hát toàn tiếng Anh. Các ca khúc tiếng Anh hầu hết ở dạng kinh điển, khiến giám khảo và khán giả sôi lên.

Vậy nếu bình tĩnh và tỉnh táo hơn thì chúng ta thử tự trả lời có bao nhiêu phần trăm sự sôi lên ấy là vì giọng hát của thí sinh? Dựa vào tiêu chí nào để ban giám khảo đánh giá, lựa chọn đó là giọng hát Việt tiêu biểu? Tiêu chí nào để ban tổ chức lựa chọn ban giám khảo? Ban giám khảo có nghe, nói, đọc, hát tiếng Anh chuẩn không?

Và tôi cũng nghĩ có lẽ ca khúc Việt hiện đại hay, độc đáo và phù hợp với một cuộc thi với tiêu chí "thập cẩm" kiểu này quá ít? Nói chung, trái ngược với không khí rôm rả, náo nhiệt mà ban tổ chức tạo ra trên sân khấu, là không khí "sốt xình xịch" mà khán giả theo dõi qua màn ảnh nhỏ thể hiện.

Mỗi lần xem chương trình tôi đều thấy tủi thân và buồn cho "giọng hát Việt"!

* Vì ban giám khảo chủ yếu chọn thí sinh hát nhạc ngoại

Hầu hết thí sinh đều hát nhạc ngoại. Một số ít hát tiếng Việt. Và thực tế cho thấy đa số các thí sinh hát bài hát tiếng nước ngoài được ban giám khảo chọn.

Mình nghĩ rằng khi hát một bài hát tiếng Việt thì giám khảo sẽ liên tưởng và so sánh với ca sĩ đã trình bày ca khúc đó, nên thí sinh sẽ dễ rơi vào trường hợp hát không hay bằng. Và trừ khi phải hay hơn (như Bùi Anh Tuấn) mới có cơ hội được chọn.

Mình cũng có một ý khác cho sân chơi này: Khi thí sinh hát tiếng nước ngoài chỉ đa số thanh thiếu niên hiểu được. Với lứa tuổi trung niên, cao niên họ nghe nhưng không phải ai cũng hiểu, dẫn tới họ chán không xem chương trình này. Nếu là bài hát tiếng Việt thì tất cả mọi nguời đều hiểu, và sẽ thích, để sau đó theo dõi thường xuyên.

* Hát tiếng Việt không dễ

Họ hát tiếng Anh đơn giản vì hát tiếng Việt không dễ. Phải vừa tròn vành rõ chữ vừa tinh tế trong cách nhả chữ và biểu đạt tình cảm. Tôi đã nghe nhiều người khi hát tiếng Anh thì có vẻ hay nhưng khi hát bằng tiếng Việt thì họ bộc lộ tất cả nhược điểm của giọng hát cũng như cách cảm thụ và xử lý.

Vì sao nghe họ hát tiếng Anh dễ thấy hay hơn so với nghe họ hát tiếng Việt? Đơn giản là vì khi nghe họ hát chúng ta nghe phần giai điệu âm nhạc là chính (và giai điệu dĩ nhiên đã hay rồi), còn phần ca từ đa số người nghe không hiểu được...

Hát bằng tiếng Việt để có thể hát hay không dễ, nhưng hát hay bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ đó mới thật sự là hát hay.

Hãy thông cảm cho thí sinh vì 2 điểm: tiếng Việt có dấu khiến cho lời và giai điệu khó thể hiện. Nếu hát và nói tiếng không phải tiếng mẹ đẻ nghe ngây ngô dễ khiến khán giả thích hơn, kiểu như nghe Tây nói và hát tiếng Việt vậy.

* Luôn chuộng "ngoại" hơn

Tinh thần chuộng ngoại của dân ta đã bám rễ sâu và lâu rồi! Vì thế ngay cả các giám khảo cũng chuộng "ngoại" hay chí ít cũng phải tỏ ra chuộng "ngoại" để được tiếng sành điệu. Vì vậy khi một thí sinh hát nhạc ngoại, đặc biệt là tiếng Anh, sẽ được giám khảo nhìn với một cặp mắt khác tôn trọng hơn và nể phục hơn. Đó có thể là lý do vì sao các thí sinh chọn hoặc cố hát cho được nhạc ngoại để dự thi.

Có đúng các thí sinh lựa chọn bài hát ngoại để thể hiện trong cuộc thi vì nhạc trẻ Việt có "vấn đề"? Vì tâm lý sính ngoại? Vì đúng là hát nhạc ngoại khó phân biệt hay dở hơn so với hát tiếng Việt?

Mời bạn chia sẻ ý kiến bằng email đến [email protected] hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài.

Trương Tuấn Dũng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Sự kiện hoãn concert của G-Dragon tại Bangkok khiến cộng đồng fan châu Á không khỏi bất ngờ, đặc biệt là các fan Việt - những người đang nóng lòng trước tin đồn nam ca sĩ sẽ mang world tour Übermensch đến Hà Nội vào tháng 11.

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Màn trình diễn solo của Karina - thành viên nhóm nhạc nữ đình đám Hàn Quốc Aespa - tại đại nhạc hội Waterbomb 2025 trở thành 'thảm họa'.

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Giao hưởng thính phòng nhưng không nặng nề, hàn lâm, Hòa nhạc mùa hè 2025 mang đến những bản hit bất hủ của thế giới và của Việt Nam trở lại.

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

Ca khúc đánh dấu sự trở lại của BlackPink nhiều năm vắng bóng không được dân Hàn yêu thích nhưng lại 'gây bão' với fan quốc tế.

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Theo lời kể của đạo diễn Steven Spielberg, John Williams vừa chơi được chưa đầy 5 nốt nhạc chủ đề phim, thì vợ của Spielberg đã khóc, thêm chưa đến 10 nốt nữa thì Spielberg nhòa lệ, và rồi John Williams cũng rơi nước mắt.

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’

Phương Mỹ Chi nói ‘hành trang lớn nhất mà Chi mang theo khi tham gia Sing! Asia 2025 là tình yêu nước và sự ủng hộ của người dân, khán giả Việt Nam'.

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar