Cát Tường chọn ca khúc do chính mình sáng tác mang tên Mẹ được lấy cảm hứng từ chính người mẹ của cô, Trong khi Hà Linh tự tin thể hiện lại Cô đơn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Thảo My 17 tuổi trình làng ca khúc đầu tiên do cô chắp bút, cũng cùng chủ đề người mẹ với tên gọi Con yêu mẹ...
Thế nhưng điều mà đêm thi tối 8-12, và hình như còn là cả một chặng đường dài mà Giọng hát Việt mùa hai đã đi qua và không thể có được chính là cảm xúc từ phía khán giả. Còn nhớ trong đêm bán kết 2 của Giọng hát Việt mùa đầu tiên, khi Hương Tràm, Đinh Hương, Kiên Giang và Xuân Nghi căng thẳng chứng tỏ mình trước những đối thủ mạnh cùng nằm trong một đội.
Những cảm xúc, hồi hộp, lo lắng đã không còn hiện diện trên sân khấu Giọng hát Việt nữa. Thậm chí phần nhận xét của các HLV cũng mờ nhạt, "buồn ngủ" vì quá chung chung, cảm tính. Trừ nhận xét của Quốc Trung về sự “kiên định” của người nghệ sĩ nhân trường hợp của Hà Linh.
Việc mang cả gia đình của thí sinh lên sân khấu ngồi cứng đờ trong khi thí sinh đang thể hiện ca khúc và kết thúc là cảnh khóc lóc giàn giụa khiến người xem không tránh được cảm giác khiên cưỡng, gò bó, điển hình là phần trình diễn của Thảo My với ca khúc Con yêu mẹ.
Song Tú vốn thu hút người nghe bằng giọng hát khỏe khoắn, nội lực, thậm chí hoang dại, nổi loạn như chính con người cô nhưng lại bị đóng khung trong hình ảnh của một quý bà mặc váy dạ hội lấp lánh, thể hiện Dạ khúc cho tình nhân mà chỉ thoạt nghe đã thấy: rõ ràng ca khúc này sinh ra không phải để dành cho cô.
Cũng giống như lời nhận xét của HLV Quốc Trung khi khuyên Hà Linh đừng dao động vì nhận xét của người khác, hãy kiên trì đi theo con đường âm nhạc mà họ đã chọn từ đầu, có lẽ điều khiến khán giả yêu thương một thí sinh không phụ thuộc vào việc họ có thể “biến hóa tài tình” được bao nhiêu phong cách mà là bởi họ đã hút hồn người nghe từ phong cách đầu tiên khán giả nhìn thấy họ.
Dẫu sao Giọng hát Việt đã vào chặng cuối với bốn chiến binh được coi là "mạnh mẽ" nhất. Đêm chung kết được THTT trên sóng VTV3 vào ngày 15-12.
Bình luận hay