17/12/2016 08:10 GMT+7

Giới trẻ sợ khám sức khỏe trước hôn nhân

TRÀ MY - MẠNH KHANG ghi
TRÀ MY - MẠNH KHANG ghi

TTO - Nhiều người vẫn xa lạ, ngại ngùng với việc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Phần lớn lo sợ khám sẽ... “lòi” ra bệnh dẫn đến mất hạnh phúc.

Chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng khám sức khỏe trước hôn nhân

Một khảo sát về “sức khỏe sinh sản” mới đây có khoảng 400 bạn trẻ sắp lập gia đình tham gia cho thấy có khoảng 85% chưa nghe nói gì về khám sức khỏe trước hôn nhân, 10% bạn trẻ có nghe đến nhưng chưa rõ là như thế nào. Chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Tại sao các bạn trẻ ngại khám?

Tại sao chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng?

BS Bùi Duy Luật (khoa ngoại niệu - ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM) cho biết ông và các đồng nghiệp khá bất ngờ trước kết quả khảo sát của Bệnh viện 115 tại một buổi sinh hoạt về “sức khỏe sinh sản” có khoảng 400 bạn trẻ sắp lập gia đình tham gia.

BS Vương Thị Ngọc Lan (bộ môn phụ sản, ĐH Y dược TP.HCM) cho biết các cặp vợ chồng biết chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình trước kết hôn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, sức khỏe và cả những kế hoạch lâu dài cho đời sống vợ chồng.

Khám sức khỏe trước hôn nhân giúp hạn chế tình trạng vợ hoặc chồng cảm thấy bất ngờ và thất vọng về người bạn đời của mình vì không trung thực về tình trạng sức khỏe. Các cặp vợ chồng có vấn đề về sinh sản có thể biết trước để có kế hoạch khám và điều trị sớm nhằm tăng cơ hội có thai.

Với những cặp vợ chồng có bệnh lý di truyền, việc chẩn đoán sớm sẽ tránh sinh ra những đứa trẻ tàn tật là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trường hợp một trong hai người có các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, HIV... thì cặp vợ chồng đó sẽ được tư vấn các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm cho người còn lại và tránh lây nhiễm cho con.

Tuy vậy, BS Luật cho biết có nhiều lý do khiến đa số bạn trẻ “xa lạ” với chương trình khám sức khỏe trước hôn nhân. Về khách quan, việc khám này chưa được giới thiệu nhiều đến các bạn trẻ. Về chủ quan, các bạn trẻ còn ngại ngùng, sợ tốn kém, không biết phải thực hiện như thế nào.

Cũng với buổi sinh hoạt “sức khỏe sinh sản” trên, khi đã được chia sẻ cặn kẽ về chương trình này thì khoảng 70% các bạn cho biết “vẫn còn ngại” và đa số là sợ sẽ... “lòi” ra bệnh nếu đi khám sức khỏe trước hôn nhân.

Đừng sợ mất hạnh phúc

Theo các bác sĩ, khám sức khỏe trước hôn nhân là một vấn đề mới được đưa ra và thực hiện gần đây, ngay cả ở các nước khác trong khu vực và thế giới. Khi khám, nếu một trong hai hay cả hai người có vấn đề, chưa chắc điều đó thực sự xảy ra sau khi lập gia đình.

Ví dụ người nam có tinh dịch đồ bất thường thì chưa chắc người đó thật sự bị hiếm muộn sau lập gia đình. “Không có trường hợp nào do các vấn đề sức khỏe phát hiện được không có các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm” - BS Ngọc Lan cho hay.

BS Luật cho rằng các bạn trẻ đi khám nếu có những vấn đề khó khăn, các chuyên gia sẽ cùng đôi bạn thảo luận và tìm ra hướng giải quyết thích hợp.

Vì vậy, đừng nghĩ “khám, phát hiện bệnh sẽ mất hạnh phúc”. “Bản thân tôi đã có nhiều dịp cắt da quy đầu cho nhiều quý anh, sau đó họ rất vui mừng và báo lại là đời sống vợ chồng rất hạnh phúc.

Hay các trường hợp chị em phụ nữ được điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung (bệnh này làm cho phụ nữ khó có em bé), sau đó họ đã sinh được con.

Rồi biết bao trường hợp chúng tôi điều trị cho các cặp hiếm muộn, niềm vui của họ vỡ òa khi đón những đứa trẻ chào đời.

Cũng có vài cặp gặp khó khăn khi anh chồng được phát hiện khả năng có con thấp. Thoạt đầu họ muốn chia tay nhưng khi được chúng tôi giải thích và tìm nhiều cách giải quyết thì cuối cùng, bằng tình yêu sắt son của mình, họ vẫn chấp nhận đến với nhau và yêu thương nhau” - BS Luật khẳng định.

Phòng nhiều bệnh

Theo BS Bùi Duy Luật, đôi bạn trẻ sắp cưới đi khám sẽ được kiểm tra, chẩn đoán, điều trị và dự phòng rất nhiều bệnh lý như dư, hẹp da quy đầu, tinh hoàn ẩn, bất thường cấu trúc dương vật, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, yếu sinh lý, rối loạn cương và các chỉ số về “khả năng truyền giống”... (đối với nam giới); hoặc viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, HPV, u xơ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, bất thường về cấu trúc và chức năng của tử cung, vòi trứng... (đối với nữ giới).

Các bệnh lý chung cho hai giới như bệnh lây truyền qua đường tình dục, lao, viêm gan siêu vi B, C; bệnh lý có thể liên quan đến đứa trẻ sinh ra như rubella, uốn ván, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, C, virút Zika, các bệnh lý về huyết học và các dị tật bẩm sinh...

5 loại khảo sát cơ bản trước hôn nhân

Kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Xét nghiệm nhóm máu của 2 vợ chồng. Xét nghiệm bệnh lý Thalassemia (đây là bệnh di truyền về máu, có thể truyền qua cho con. Thể nặng nhất có thể gây phù nhau thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu). Khảo sát khả năng sinh sản (đối với nam giới có thể thực hiện tinh dịch đồ, đối với nữ có thể khảo sát chức năng phóng noãn). Kiểm tra các bệnh lý nội ngoại khoa mãn tính khác.

TRÀ MY - MẠNH KHANG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar