16/04/2025 09:00 GMT+7

Giới siêu giàu đang bị 'săn đuổi'

Xu hướng tăng thuế với nhóm siêu giàu đang lan rộng khi nhiều quốc gia đối mặt với thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và bất bình đẳng xã hội gia tăng.

siêu giàu - Ảnh 1.

Một du thuyền gần cảng Nice của Pháp - ̉Ảnh: AFP

Pháp vừa quyết định chuyển đổi quy định thuế tạm thời thành khoản thuế cố định đối với người giàu trong bối cảnh nợ công tăng vọt. Đây chỉ là một trong nhiều động thái tương tự trên toàn cầu khi các nền kinh tế lớn, từ châu Âu đến Mỹ, đang tìm cách buộc giới siêu giàu đóng góp nhiều hơn cho xã hội. 

Thực tế này đặt ra câu hỏi: liệu thuế toàn cầu với tỉ phú có thể trở thành hiện thực?

Để giảm thâm hụt ngân sách

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Eric Lombard mới đây đã thông báo biến quy định thuế tạm thời với người giàu thành khoản thuế cố định. Theo đó, cá nhân có thu nhập vượt 250.000 euro/năm và các cặp vợ chồng có tổng thu nhập trên 500.000 euro/năm sẽ chịu mức thuế thu nhập tối thiểu 20%.

"Tôi hy vọng khoản đóng góp này sẽ lâu dài", ông Lombard chia sẻ trên kênh truyền hình BFMTV của Pháp. Nguồn thu này đã mang lại cho ngân sách Pháp 2 tỉ euro trong năm 2024, góp phần vào nỗ lực tìm kiếm 40 tỉ euro cho năm tới nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,6% GDP vào năm 2026.

Nợ công của Pháp trong năm 2024 đã tăng thêm 202,7 tỉ euro lên mức 3.300 tỉ euro (tương đương 113% GDP), trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính quốc gia.

Việc tăng thuế với giới siêu giàu không chỉ nhằm bổ sung ngân sách trong bối cảnh thâm hụt ngày càng trầm trọng, mà còn giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các nghiên cứu cho thấy các cá nhân siêu giàu đang đóng thuế thấp hơn nhiều so với khả năng thực sự của họ. Một nghiên cứu của Nhà Trắng năm 2021 chỉ ra 400 gia đình tỉ phú giàu nhất nước Mỹ chỉ đóng thuế thu nhập liên bang trung bình ở mức 8,2%, thấp hơn so với mức 13% của người nộp thuế bình thường.

Theo Tổ chức Oxfam, nhóm 1% giàu nhất thế giới đã tích lũy được 42.000 tỉ USD tài sản mới trong một thập niên qua và hiện đang nắm giữ khối tài sản lớn hơn tổng tài sản của 95% người nghèo nhất cộng lại.

Giải pháp cho bất bình đẳng

Thuế lũy tiến (progressive taxation) từ lâu đã được công nhận là trụ cột cơ bản của các xã hội dân chủ. Hệ thống này đồng nghĩa với việc người có tài sản và thu nhập cao sẽ đóng góp nhiều hơn cho hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố sự gắn kết xã hội.

Tuy nhiên, bằng chứng hiện có cho thấy giới siêu giàu thường đóng thuế thu nhập với tỉ lệ thấp hơn so với các nhóm khác - hiện tượng được gọi là thuế lũy thoái (regressive taxation). Thực trạng này tồn tại bất chấp sự khác biệt giữa các hệ thống thuế và chính sách của từng quốc gia.

Tổ chức Oxfam ước tính tại các quốc gia G20, nhóm 1% người giàu nhất hiện đang nắm giữ tới 31% tổng tài sản, tăng từ mức khoảng 26% vào năm 2004.

Brazil, trong vai trò chủ tịch G20 từ tháng 12-2023 đến tháng 11-2024, đã đề xuất đánh thuế toàn cầu với giới siêu giàu. Các nhà lãnh đạo G20 cũng đã nhất trí cùng hành động để đảm bảo giới siêu giàu được đánh thuế hiệu quả.

Đề xuất này thúc đẩy thuế lũy tiến bằng cách gây khó khăn cho các cá nhân muốn trốn tránh thuế thông qua việc dịch chuyển tài sản ra toàn cầu. Đồng thời sáng kiến này cũng hướng tới giảm sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia - "cuộc đua xuống đáy" - và góp phần vào cuộc chiến chống bất bình đẳng.

Nghiên cứu do nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman dẫn đầu và được Chính phủ Brazil hỗ trợ chỉ ra: nếu 3.000 tỉ phú trên thế giới mỗi năm nộp thuế thu nhập bằng ít nhất 2% tổng tài sản, các chính phủ toàn cầu sẽ thu về thêm khoảng 250 tỉ USD.

Tuy nhiên nhà kinh tế học Andre de Mello e Souza tại Viện Nghiên cứu Ipea (Brazil) cho rằng trở ngại lớn nhất trong việc triển khai đề xuất này là yếu tố địa chính trị. Các quốc gia có thể phản đối việc phải thay đổi hệ thống thuế của mình để áp dụng một tiêu chuẩn thuế chung toàn cầu dành cho giới tỉ phú.

Doanh nghiệp được "miễn trừ"

Trong khi đẩy mạnh đánh thuế người giàu, Pháp lại lựa chọn bảo vệ doanh nghiệp. Bộ trưởng Lombard tuyên bố không muốn tăng thuế đối với các doanh nghiệp vì lo ngại tác động tiêu cực đến việc làm.

Chính phủ Pháp sẽ ngừng áp khoản thuế đặc biệt đánh vào các công ty lớn (từng mang lại nguồn thu 8 tỉ euro) mà thay vào đó tập trung vào nhóm cá nhân thu nhập cao. Điều này phản ánh chiến lược cân bằng giữa thu ngân sách và bảo vệ động lực phát triển kinh tế.

Đề xuất ưu đãi thị thực cho giới siêu giàu để thu hút du lịch cao cấp

Chính phủ Việt Nam định hướng chiến lược mới thu hút du khách giàu có bằng ưu đãi thị thực. Các tỉ phú, triệu phú sẽ được đón tiếp chuyên nghiệp. Chính sách này hứa hẹn tăng cường giá trị du lịch và đầu tư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này.

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Trưa 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar