25/11/2021 10:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giới khoa học lo ngại về biến thể mới có 32 đột biến

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học đang lo ngại về biến thể mới - B.1.1.529 - có thể giúp virus SARS-CoV-2 "lẩn tránh" miễn dịch do có tới 32 đột biến, dù hiện nay chỉ mới ghi nhận 10 ca mắc biến thể này trên toàn cầu.

Giới khoa học lo ngại về biến thể mới có 32 đột biến - Ảnh 1.

Biến thể virus SARS-CoV-2 mới - B.1.1.529 - có tới 32 đột biến - Ảnh: ALAMY

Theo thông tin đăng tải trên báo Guardian ngày 24-11, biến thể B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai - phần mà hầu hết các loại vắc xin sử dụng để hướng dẫn hệ miễn dịch chống virus SARS-CoV-2.

Đột biến trong protein gai có thể ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập vào tế bào và lây lan của virus, cũng như khiến tế bào miễn dịch khó tấn công mầm bệnh hơn.

Biến thể B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana vào ngày 11-11 vừa qua. Cho đến nay đã có 6 ca mắc B.1.1.529 ở quốc gia thuộc miền nam châu Phi này.

Nam Phi cũng đã ghi nhận 6 ca nhiễm biến thể này, và Hong Kong ghi nhận một ca là người trở về sau chuyến du lịch tới Nam Phi.

Tiến sĩ Tom Peacock - nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) - đã công bố thông tin chi tiết về biến thể mới trên một trang web chia sẻ bộ gene. "Thật sự đáng lo ngại và nên theo dõi khi nó có lượng đột biến cao như vậy", ông Peacock nói.

Tuy nhiên, ông Peacock cho biết biến thể mới có thể là một "cụm dịch kỳ lạ" không lây lan nhiều, và ông hy vọng đây sẽ là trường hợp của B.1.1.529.

Cơ quan An ninh y tế Anh đang hợp tác với các cơ quan khoa học trên thế giới để theo dõi tình trạng của các biến thể virus SARS-CoV-2 khi chúng xuất hiện và phát triển trên toàn cầu.

"Bản chất của virus là đột biến thường xuyên và ngẫu nhiên, không có gì bất thường khi phát hiện một số lượng nhỏ các trường hợp mang tập hợp các đột biến mới. Bất kỳ biến thể nào cho thấy bằng chứng của sự lây lan đều được đánh giá nhanh chóng", tiến sĩ Meera Chand - giám đốc phụ trách COVID-19 của Cơ quan An ninh y tế Anh - trấn an.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi B.1.1.529 để tìm kiếm dấu hiệu cho thấy nó có đang phát triển và lan rộng hay không.

Trong khi đó, một số nhà virus học tại Nam Phi đang lo ngại về biến thể mới này, đặc biệt khi số ca COVID-19 đang tăng dạo gần đây tại Gauteng - khu vực đô thị đã phát hiện biến thể B.1.1.529.

Ông Ravi Gupta - giáo sư vi sinh học lâm sàng tại Đại học Cambridge (Anh) - đã phát hiện 2 trong số các đột biến của B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng nhận biết của kháng thể.

"Điều này chắc chắn đáng lo ngại nếu dựa trên những đột biến hiện nay. Tuy nhiên, một đặc tính quan trọng của virus mà chúng ta chưa biết là khả năng lây nhiễm của nó. Lẩn tránh miễn dịch chỉ là một phần của bức tranh về những gì có thể xảy ra", ông Gupta nhận định.

"Rất khó để dự đoán nó có thể lây nhiễm như thế nào trong giai đoạn này. Hiện tại nó cần được theo dõi sát và phân tích, nhưng không có lý do để lo lắng quá mức trừ khi nó bắt đầu tăng tần suất trong tương lai gần", giáo sư Francois Balloux - giám đốc Viện Di truyền học UCL (Anh) - cho biết.

WHO: vắc xin giảm 40% khả năng lây truyền của biến thể Delta

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vắc xin COVID-19 làm giảm khả năng lây truyền của biến thể Delta khoảng 40%, cảnh báo rằng mọi người vẫn nên thực hiện các biện pháp an toàn dù đã tiêm vắc xin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy các hành vi tài chính hằng ngày như chi tiêu, đăng nhập tài khoản ngân hàng hay xin cấp lại mã PIN có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức ở 10 năm sau.

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Không hoàn toàn là virus, cũng không hẳn là tế bào sống, sinh vật này mang đặc điểm lai cả hai.

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Những ngày qua, vùng biển các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá voi tìm tới săn mồi, thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Trong lúc đi tập thể dục, hai người dân ở TP.HCM phát hiện hai con rùa núi vàng có biểu hiện yếu nên đem về nhà rồi giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM chăm sóc, cứu hộ theo quy định.

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar