20/11/2022 09:18 GMT+7

Gieo chữ ở xã đảo Thạnh An

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Dù điều kiện công tác còn khó khăn nhưng giáo viên vẫn cần mẫn gieo con chữ. Đó là câu chuyện của thầy cô tại Thạnh An, huyện Cần Giờ - xã đảo duy nhất của TP.HCM.

Gieo chữ ở xã đảo Thạnh An - Ảnh 1.

Cô Đinh Thị Ngọc Giàu và học sinh hằng ngày phải bắt đò từ Thiềng Liềng sang xã đảo Thạnh An để đến trường - Ảnh: NVCC

Sống tại ấp đảo Thiềng Liềng (xã đảo Thạnh An), một ngày lên lớp của cô Đinh Thị Ngọc Giàu (giáo viên Trường THCS-THPT Thạnh An) bắt đầu khi mặt trời còn chưa ló dạng.

Từ 4h30, cô phải thức dậy chuẩn bị giáo án để kịp cùng học sinh Thiềng Liềng bắt đò sang xã. 

Đò từ ấp Thiềng Liềng sang xã Thạnh An mất khoảng 30 - 45 phút với chi phí khoảng 15.000 đồng/lượt. Những hôm trường có hoạt động quan trọng hay trời chuyển bão, từ đêm hôm trước cô Giàu đã phải đi ghe nhà sang ngủ ở gần trường để sáng mai kịp giờ lên lớp.

Nhiều lần cũng có suy nghĩ hay là tìm một công việc khác, nhưng vì yêu cái nghề, cô Giàu lại tự vận động bản thân phấn đấu làm nhiều hơn một chút. Nhưng điều trăn trở lớn nhất của cô là học sinh Thiềng Liềng vì khó khăn lại bỏ học giữa chừng. 

Hiện nay có khoảng 40 em học sinh hằng ngày phải đi đò từ Thiềng Liềng sang xã Thạnh An để học. Thấy các em vì phải vượt sông rồi lội bộ để học được con chữ, cô xót xa lắm.

Sau giờ học buổi sáng, em Nguyễn Văn Tâm (học sinh lớp 8 Trường THCS-THPT Thạnh An) cùng các bạn nằm tạm chiếc võng ở căng tin trường để nghỉ ngơi. 

Nhà ở ấp đảo Thiềng Liềng, hằng ngày 4h30 sáng Tâm cùng chị gái phải dậy để bắt đò đến trường. Để cho các con được học con chữ, bố mẹ Tâm phải lên trung tâm TP.HCM kiếm việc, gửi nhờ hai chị em cho bà ngoại chăm sóc. 

Tâm cũng còn may mắn hơn các bạn đồng trang lứa. Em kể cũng vì đi học khó khăn mà nhiều bạn bè của mình đã bỏ học. "Nhà các bạn nghèo, không có tiền mà ngày nào cũng đi đò nên nhiều bạn bỏ học rồi. Có bạn thì theo cha mẹ làm muối, có bạn thì theo tàu" - Tâm kể.

Gắn bó với đảo 11 năm, thầy Nguyễn Minh Phước, phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An, mong mỏi nhà công vụ sẽ được cải thiện, chế độ chính sách cho giáo viên xứng đáng hơn để giữ chân giáo viên và thu hút thầy cô đến đảo giảng dạy.

Cuối tháng 8-2022, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã có buổi khảo sát đời sống của người dân xã đảo Thạnh An. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồ Hải cho biết sau chuyến đi ông đã có những chỉ đạo nâng cao đời sống của người dân và cán bộ, công chức tại xã đảo. 

Ông mong muốn tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học để các em được hưởng thụ công bằng như học sinh tại đất liền.

Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải cho biết vừa qua lãnh đạo Sở Xây dựng cũng đã khảo sát vị trí xây nhà công vụ cho giáo viên trên xã đảo. Sở GD-ĐT cũng đang phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM tăng cường giáo viên, nhất là giáo viên tiếng Anh, về giảng dạy tại xã đảo. 

TP.HCM cũng xây dựng cơ chế chính sách của xã đảo cho Thạnh An, dự kiến cuối tháng 12 sẽ trình HĐND TP.HCM thông qua.

Thủ tướng xúc động chuyện cô giáo mầm non miệt mài làm thiện nguyện cho vùng xa

TTO - "Tôi cũng chỉ suy nghĩ đơn giản rằng mình giúp được đến đâu thì giúp, tùy theo sức của mình, chỉ cần thêm một chiếc áo là thêm một em bé được ấm áp, thêm một tấm chăn là thêm một giấc ngủ trọn vẹn, thêm một ký gạo là thêm một ngày no...".

THẢO LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar