01/12/2023 15:00 GMT+7

Giấy chuyển tuyến còn phiền hà, nhưng không thể bỏ?

Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vẫn còn gây phiền hà, khó khăn cho người bệnh, thậm chí có thể phát sinh tiêu cực. Thế nhưng các chuyên gia nhận định không thể bỏ quy định này.

Bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sáng 1-12, Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị đổi mới công tác đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

Tại sao không thể bỏ chuyển tuyến khám, chữa bệnh?

Chia sẻ tại hội nghị, bà Trần Thị Trang (vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế) cho hay cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển tuyến khám, chữa bệnh có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Bà Trang nêu rõ những vướng mắc, bất cập trên đặt ra những câu hỏi về việc có giữ tuyến hay không cần giữ tuyến, bỏ hay tiếp tục giữ giấy chuyển tuyến, có nên thông cả lên tuyến trung ương hay không… Các nội dung này đã là vấn đề thời sự sôi nổi những ngày qua, ngay cả một số nhà chuyên môn ngành y cũng có ý kiến khác nhau.

"Mặc dù vậy, với điều kiện hiện nay, có thể khẳng định không thể thông tuyến đến tuyến trung ương và bỏ quy định về chuyển tuyến. Bởi nếu bỏ quy định này sẽ gây quá tải, áp lực dồn lên tuyến trung ương và xáo trộn cả hệ thống khám, chữa bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, mất cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, các cơ sở tuyến trung ương được giao chức năng tuyến cuối, tập trung điều trị bệnh nặng, triển khai kỹ thuật chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo. Vì vậy, không thể tập trung vào khám và điều trị các bệnh lý thông thường, chăm sóc ban đầu. 

Việc quá tải cũng có nguy cơ gây sai sót, tai biến, giảm chất lượng và hiệu quả điều trị, ảnh hưởng đến người bệnh", bà Trang nêu rõ.

Sẽ số hóa chuyển tuyến, khám chữa bệnh

Theo bà Trang, căn cứ năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng bệnh tật, người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở phù hợp. Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp.

Chuyên gia Vụ Bảo hiểm y tế đề xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh chuyển tuyến, các đơn vị đang nghiên cứu sẽ số hóa giấy chuyển tuyến và giấy hẹn tái khám trên hai ứng dụng VNeID và VssID.

Cụ thể, thay vì sử dụng giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám như hiện nay, người bệnh chỉ cần điện thoại, mã bảo hiểm y tế, mã giấy chuyển tuyến được đồng bộ trên VNeID và VssID. 

Lúc này, khi đến bất cứ cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên, bệnh nhân chỉ cần xuất trình chuyển tuyến điện tử để làm thủ tục. Các bệnh viện thực hiện ký số thay cho ký giấy thông thường.

Ngoài ra, bà Trang cũng cho rằng các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được phê duyệt danh mục kỹ thuật và danh mục kỹ thuật cần công bố công khai.

"Trong trường hợp bệnh viện tuyến dưới không có kỹ thuật mà người bệnh đang cần điều trị thì có thể đến trực tiếp tuyến trên mà không cần giấy chuyển tuyến. Người bệnh có thể đến thẳng bệnh viện có kỹ thuật này để điều trị, giúp bệnh nhân đỡ mất thời gian", bà Trang nói.

Sẽ chế tài xử lý nếu bệnh viện "giữ" bệnh nhân

Bà Trang cũng cho rằng hiện có tình trạng nhiều bệnh nhân tình trạng nặng, vượt quá năng lực chuyên môn của tuyến dưới nhưng cơ sở không chuyển đi.

"Đây là nội dung rất khó quy định tiêu chí cụ thể thế nào là cơ sở tuyến dưới phải chuyển tuyến. Chúng tôi đang nghiên cứu, nếu người bệnh đủ điều kiện chuyển tuyến mà không chuyển viện gây ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh thì cơ sở phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sẽ rà soát các quy định chế tài xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, có thể là đình chỉ hoạt động, có biện pháp xử lý với cơ sở đó mà vi phạm quy định về chuyển tuyến.

Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu, thực hiện dần theo lộ trình là tiêu chí với một số trường hợp cụ thể bệnh nặng như thế nào, đến mức nào phải chuyển lên tuyến trên nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong chuyển tuyến", bà Trang nói rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Chuyển tuyến dù là giấy hay điện tử cũng rất cần thiết

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ giấy chuyển tuyến ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị, bệnh án nên dù là giấy hay điện tử cũng rất cần thiết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Sau vụ phát hiện dầu gió con ó giả, dầu Ông già Thái Lan giả... Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế rà soát những sản phẩm kinh doanh trong khuôn viên bệnh viện.

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar