18/11/2023 08:00 GMT+7

Bác sĩ Việt trình diễn kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn tại hội nghị quốc tế

Hội nghị Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch châu Á (ATCSA) lần thứ 31 đã diễn ra tại TP.HCM vào ngày 15-11. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức diễn đàn y tế này.

Phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) được thực hiện thường quy trong mổ tim tại Bệnh viện Tâm Anh - Ảnh: Trinh Trần

Phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) được thực hiện thường quy trong mổ tim tại Bệnh viện Tâm Anh - Ảnh: Trinh Trần

Sự kiện thu hút hơn 500 giáo sư, nhà nghiên cứu, bác sĩ Việt Nam, Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines... tham dự.

Điểm nhấn của hội nghị năm nay là Hội thảo khoa học "Phẫu thuật van hai lá xâm lấn tối thiểu", với phiên trình diễn kỹ thuật mổ tim nội soi, ít xâm lấn tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM vào chiều 15-11.

Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia phẫu thuật hàng đầu thế giới và Việt Nam, như: Giáo sư Tirone E. David (Đại học Toronto, Canada), Giáo sư Tom C. Nguyen (Đại học California San Francisco, Mỹ), TTND.GS.TS.BS Lê Ngọc Thành (Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam), TTƯT.PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế (Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất),

ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên (Trưởng khoa Điều trị Ngoại, Viện Tim TP.HCM, Cố vấn phẫu thuật Tim Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Ước (Trưởng khoa Phẫu thuật Tim, Mạch máu và Lồng ngực, Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội), TS.BS Nguyễn Anh Dũng (Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM)...

Hội nghị Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch Châu Á (ATCSA 2023) trở lại Việt Nam sau 9 năm - Ảnh: Trinh Trần

Hội nghị Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch Châu Á (ATCSA 2023) trở lại Việt Nam sau 9 năm - Ảnh: Trinh Trần

Là đơn vị đóng góp các chuyên gia tham gia phẫu thuật trình diễn, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM đồng thời được lựa chọn là nơi tổ chức phiên trình diễn đặc biệt này với phòng mổ đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Cụ thể, các chuyên gia vừa thực hiện phẫu thuật vừa trao đổi, tương tác với các thành viên chủ tọa đoàn và các bác sĩ tham dự nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế.

Theo đó, bệnh nhân của ca phẫu thuật năm nay 49 tuổi, phát hiện hở van 2 lá hai năm trước. Gần đây, anh thường xuyên khó thở, thấy mệt mỗi khi gắng sức. Thăm khám tại Bệnh viện Tâm Anh phát hiện van 2 lá hở nặng, biến chứng giãn buồng tim và suy tim. Các bác sĩ cho biết nếu không phẫu thuật, suy tim sẽ tiến triển kèm theo các biến chứng rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc, đe dọa tính mạng.

Thay vì mổ theo phương pháp truyền thống bằng cách mở đường giữa ngực, cưa xương ức một đoạn dài khoảng 20cm, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn sửa van tim cho bệnh nhân.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng cho biết ê kíp chỉ mở 3-4 lỗ nhỏ trên thành ngực và một đường mổ ngắn khoảng 4-5cm dưới ngực phải. "Chúng tôi không cần cưa xương ức nên hạn chế nguy cơ biến dạng lồng ngực, sẹo lớn, nhiễm trùng, mất nhiều máu, viêm nội tâm mạc, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…", TS.BS Nguyễn Anh Dũng chia sẻ.

Hội nghị ATCSA 2023 thu hút hàng trăm chuyên gia, bác sĩ Việt Nam và quốc tế - Ảnh: Trinh Trần

Hội nghị ATCSA 2023 thu hút hàng trăm chuyên gia, bác sĩ Việt Nam và quốc tế - Ảnh: Trinh Trần

Theo các bác sĩ, hệ thống camera nội soi có khả năng phóng to cực đại cho hình ảnh rõ nét về cấu trúc buồng tim, các van tim, mạch máu lớn… Nhờ đó, các bác sĩ dễ dàng tiếp cận, phân tích tổn thương trên van và đưa ra hướng xử trí chính xác, trong thời gian ngắn nhất.

Đại diện ê kíp cũng cho biết trong ca mổ, hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (Cardiopulmonary Bypass - CPB) được thiết lập qua đường ngoại biên (động mạch và tĩnh mạch đùi) với đường mổ nhỏ từ 3-4cm mang tính thẩm mỹ cao, giảm biến chứng thay vì thực hiện trên động mạch chủ ở ngực với đường mổ lớn.

Đáng chú ý, kỹ thuật gây mê vô cảm kết hợp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) được áp dụng thường quy trong phẫu thuật tim cho trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Tâm Anh giúp giảm đau hiệu quả, hạn chế dùng morphin sau mổ.

Các chuyên gia thực hiện phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn sửa van tim cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Các chuyên gia thực hiện phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn sửa van tim cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Ca mổ được các chuyên gia đánh giá cao về sự phối hợp chuyên môn, ứng dụng toàn diện trang thiết bị, kỹ thuật thành thạo của các bác sĩ. Người bệnh ít đau, ít mất máu, rút ngắn thời gian nằm hồi sức, cai máy thở sớm, có thể vận động bình thường, tập phục hồi chức năng 2 ngày sau mổ. Thời gian xuất viện dự kiến sau 4-5 ngày, rút ngắn 50% thời gian nằm viện so với phương pháp mổ mở (10-14 ngày).

Theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, ngoài bệnh van hai lá, các trường hợp thông liên nhĩ, thông liên thất, kênh nhĩ thất, bệnh mạch vành, u nhầy tim, van động mạch chủ..., đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn tại Bệnh viện Tâm Anh.

BVĐK Tâm Anh vào top 10 bệnh viện tốt nhất TP.HCM 2 năm liên tiếp

BVĐK Tâm Anh TP.HCM vừa tiếp tục vào top 10 bệnh viện tốt nhất TP.HCM, theo danh sách điểm chất lượng của 115 bệnh viện mới được Sở Y tế TP.HCM công bố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Vì sao các cơ sở thẩm mỹ 'chui' vẫn ngang nhiên tồn tại, không quảng cáo rầm rộ mà vẫn có khách tìm đến?

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Trong thời gian không có máy PET/CT chụp cho bệnh nhân, các bác sĩ cho biết có thể chuyển sang phương pháp khác như chụp MRI, CT.

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

Nọc bò cạp xanh sẽ được điều chế thành thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

WHO khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2, như lây truyền từ động vật hay rò rỉ phòng thí nghiệm, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu vì thiếu thông tin cần thiết.

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar