14/01/2017 10:13 GMT+7

Giật mình khoảng cách giàu - nghèo

LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)
LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)

TTO - Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội đáng khích lệ.

Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên và Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, dù là trung bình thấp.

Về mặt xã hội, thành tựu rõ nhất là Việt Nam đã thực thi tốt công tác xóa đói giảm nghèo và trở thành một trong những điển hình về giảm nghèo trên thế giới.

Tuy nhiên trong cùng thời gian đó, chúng ta lại chứng kiến một xu hướng ngược lại khi tình hình kinh tế được cải thiện, các yếu tố xã hội như giảm nghèo, giáo dục cũng tiến bộ nhưng đi kèm với đó là tình trạng bất bình đẳng giàu - nghèo ngày càng tăng lên.

Những con số so sánh mà Oxfam đưa ra khiến người ta không khỏi giật mình: người giàu nhất VN có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất trong 10 năm.

Hay thu nhập một năm của nhóm siêu giàu dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo.

Tại sao lại có hai xu hướng ngược nhau như vậy?

Có lẽ trong một thời gian dài vừa qua, chúng ta đã quá ưu tiên cho phát triển kinh tế, điển hình là chính sách thuế, trong khi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân.

Có nghĩa trong khi doanh nghiệp được đóng thuế ít hơn thì người dân phải đóng thuế nhiều hơn. Đây là một trong những yếu tố khiến tình trạng chênh lệch giàu - nghèo tăng lên.

Như vậy có thể nói rằng mặc dù chúng ta đã có nhiều chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, nhưng phần thụ hưởng của những nhóm dân yếu thế trong miếng bánh thành quả của phát triển kinh tế vẫn ít hơn nhiều so với phần thụ hưởng của một thiểu số có ưu thế và được ưu đãi.

Thế nên cần phải xác nhận lại rằng giảm nghèo không có nghĩa là sẽ giảm được bất bình đẳng giàu - nghèo.

Do đó, Chính phủ cần phải có các chính sách hướng đến việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, chứ không chỉ là giảm nghèo như thời gian vừa qua.

Một trong những công cụ rất quan trọng để rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội mà các nước thường nhắm tới là chính sách thuế.

Có lẽ nên nghĩ đến việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân lẫn doanh nghiệp sao cho có thể thu được nhiều hơn nơi những nhóm có mức thu nhập cao và cực cao.

Khi thay đổi chính sách thuế và nhờ đó Nhà nước tăng thêm được nguồn ngân sách để đầu tư vào những “chìa khóa chống nghèo đói”, mà chìa khóa quan trọng nhất là giáo dục.

Mặc dù nước ta đã dành một tỉ lệ cao trong GDP để đầu tư cho giáo dục nhưng do nguồn thu nhỏ, số tiền tuyệt đối không lớn nên vẫn chưa thực thi được chính sách phổ cập giáo dục THCS (hiện mới chỉ phổ cập tiểu học).

Một khi đã phổ cập được bậc THCS thì nhiều người sẽ thụ hưởng được nền giáo dục cao hơn và vì vậy khi tham gia thị trường lao động, họ sẽ có cơ hội có thu nhập cao hơn.

Cuối cùng, do các tầng lớp yếu thế thường ít có cơ hội để nói lên tiếng nói của mình, nên họ gần như ít có ảnh hưởng đến các chính sách của Nhà nước và điều này có thể khiến họ bị bỏ xa nhiều hơn.

Thế nên Chính phủ cần phải tạo ra cơ hội để các nhóm yếu thế nói lên được tiếng nói của mình, bày tỏ được mong muốn của họ, để từ đó mới có được các quyết định mang lại nhiều lợi ích cho những nhóm yếu thế này hơn và đây cũng là một phương cách để giảm bớt giàu - nghèo trong xã hội.

LÊ MINH TIẾN (ĐH Mở TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar