23/10/2013 09:50 GMT+7

Giáo viên phải biết xây dựng bài giảng

NGUYỄN KIM HỒNG (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
NGUYỄN KIM HỒNG (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

TT - Mấy hôm rồi, báo Tuổi Trẻ đăng bài về sách giáo khoa một số môn học do Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn đã được giáo viên ở thành phố đón nhận với những dấu hiệu tích cực.

Nhiều nhà giáo sau khi đọc tin này đã tỏ rõ sự vui mừng, trong đó có những thầy cô đưa ra ý kiến góp ý cho việc chuẩn bị đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần nghị quyết trung ương 8 với ý muốn một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Đứng trên quan điểm một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Ý kiến tôi sẽ trình bày dưới đây nhắm đến giải quyết tận gốc việc tổ chức dạy học ở các trường phổ thông chúng ta hiện nay, trong đó nhiều bộ sách giáo khoa chỉ là phương tiện, tuyệt nhiên không là mục đích.

Gần mười năm trước, khi theo học khóa học bốn tuần về xây dựng chương trình học, được tiếp xúc với chương trình một số môn học bậc trung học phổ thông của bang Queensland (Úc), chúng tôi mới biết chương trình bộ môn địa lý lớp 10 được viết vỏn vẹn trong 67 trang, gồm cả những vấn đề tài liệu học tập, nội dung chương trình, cách kiểm tra đánh giá, trong đó phần nội dung có 23 trang với bốn chủ đề (tám chủ điểm) - so với bộ chuẩn chương trình học mà chúng ta ban hành đợt thay đổi chương trình và sách giáo khoa vừa rồi thì quả là có “khiêm tốn”. Người giáo viên ở bang Queensland có trách nhiệm chọn sách giáo khoa (mà sách giáo khoa thì nhiều), các tài liệu... để soạn bài giảng. Các giáo viên bộ môn tập hợp nhau, xây dựng bài giảng cho bộ môn mình, trường mình. Các hạt giáo dục thông qua các bài giảng này và phê duyệt trước khi giáo viên tổ chức dạy học trên lớp. Khi nêu việc này trong một hội thảo về giáo dục so sánh ở TP.HCM, nhiều người tham dự hội thảo sau khi nghe chúng tôi trình bày đã nói điều này không thể thực hiện được ở VN lúc đó.

Năm rồi, khi tìm hiểu giáo dục ở Berlin (Đức), chúng tôi cũng được bạn tặng một tài liệu về chương trình học các môn học, xin dẫn chương trình học bộ môn lịch sử các năm học trung học phổ thông với 27 trang A4. Tài liệu cho phép các trường trong bang chọn trong khoảng mười cuốn sách giáo khoa khác nhau để thực hiện chương trình. Các thầy cô giáo phải lựa chọn tài liệu và giảng dạy những nội dung do nhà nước bang quy định. Dạy như thế nào (để đạt được những quy định trong chương trình) là của giáo viên và nhà trường.

Cả hai quốc gia mà chúng tôi đến tham quan học tập đều là những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Điều gì làm nên một nền giáo dục như vậy? Theo tôi, chính là đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo của các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo giáo viên. Thầy cô giáo phải xây dựng được bài giảng, hệ thống bài giảng đáp ứng những yêu cầu đã được đặt ra trong chương trình giáo dục các môn học của bang, liên bang. Một trong những điều giúp họ đạt được trình độ xây dựng các bài giảng cho mình (framework) chính là nhờ họ được học cách thức xây dựng bài giảng trong môn học xây dựng chương trình học ở trường đại học hoặc trong các trung tâm đào tạo giáo viên. Tham khảo chương trình của một số ngành học đào tạo giáo viên bậc tiểu học ở Úc và New Zealand chúng tôi thấy tiêu đề các môn học thường là “xây dựng chương trình học môn toán (tiếng Anh, giáo dục thể chất, âm nhạc...)” - không giống như chương trình các ngành sư phạm ở nước ta.

Vấn đề là cần những thay đổi trong đào tạo giáo viên từ tuyển đầu vào, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo trong các trường sư phạm; cách thức tuyển dụng giáo viên và các chính sách đãi ngộ khác của Nhà nước dành cho nhà giáo; sự đầu tư cho giáo dục phải được coi là đầu tư cho phát triển.

Phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa

Cách đây không lâu, trong một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, tôi nhớ đến đoạn trong bài viết của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, đại ý: một ngày xấu trời nào đó, thiên tai, hỏa hoạn xảy ra ở một ngôi trường cách biệt, sách giáo khoa của trường học đó bị cháy hết, giáo viên không thể mượn, tải sách giáo khoa và các thông tin trên Internet về thì không biết hoạt động dạy - học có thể diễn ra ở đó không? Chúng tôi hiểu giả dụ trên chỉ muốn nói một điều: thầy cô giáo chúng ta hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo viên trong khi đối với giáo dục hiện đại sách giáo khoa, sách giáo viên chỉ là một trong những nguồn tài liệu để giáo viên tổ chức việc dạy - học trong nhà trường.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

NGUYỄN KIM HỒNG (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Không chỉ là sân chơi ẩm thực, chương trình thực tế ‘Đầu bếp nhí - Little Chef’ do Báo Tuổi Trẻ sản xuất còn là hành trình giáo dục kỹ năng sống, nơi các em trưởng thành từ căn bếp qua từng thao tác nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

‘Đầu Bếp Nhí - Little Chef’ - Khi trẻ trưởng thành trong căn bếp

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Hiện nay tại Việt Nam, Kapla là một trong những hệ thống tiếng Anh tiên phong đạt chứng nhận Oxford Quality.

Oxford University Press trao chứng nhận Oxford Quality cho Kapla

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar