17/03/2020 11:38 GMT+7

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào?

LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI
LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI

TTO – Nhiều tỉnh, thành triển khai dạy học qua truyền hình lúc học sinh nghỉ phòng dịch COVID-19 thì thầy cô cũng làm quen với sóng truyền hình.

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 1.

Giáo viên dạy môn địa lý trên sóng Đài Phát Thanh - Truyền hình Quảng Nam - Ảnh: ĐỨC TÀI

Thầy Đinh Gia Thiện - giáo môn hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) - cho biết trước khi ghi hình, thầy cùng với các đồng nghiệp của mình chuẩn bị kỹ lưỡng từ bài giảng đến phong cách diễn đạt từ nhiều ngày trước để học sinh tiếp thu bài hiệu quả tốt nhất.

Việc giảng dạy qua truyền hình đòi hỏi phải đúng thời lượng phát sóng của chương trình nên vì thế tôi phải tập đi tập lại nhiều lần để giảng dạy đúng thời lượng cho phép

Thầy Đinh Gia Thiện - giáo môn hóa học Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

Còn thầy Bùi Thanh Xuân - giáo viên môn địa lý Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, người vừa thực hiện xong bài giảng của mình cho biết đây là lần đầu tiên giảng dạy qua truyền hình, cảm giác dạy qua truyền hình khác hoàn toàn so với trên lớp.

"Lúc trước dạy trên lớp học sinh tương tác nên cảm thấy dễ dàng hơn, không chịu áp lực quá lớn. Còn giảng dạy ở đây áp lực lớn, cộng theo không có sự tương tác của học sinh nên không biết được bài giảng của mình đạt bao nhiêu phần trăm hiệu quả"- thầy Xuân tâm sự.

Theo thầy Xuân, việc giảng dạy qua truyền hình là bổ ích, dù không tương tác với học sinh như phần nào mình cũng ôn tập cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa cho các em có thể nắm được. Tùy theo mức độ của các em mà có thể nắm được bao nhiêu phần trăm bài giảng.

"Thầy cô cũng mới tập dạy qua truyền hình nên cũng có nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót. Mong các phụ huynh, học sinh đừng trách móc, ủng hộ để các thầy cô có thêm động lực để giúp dỡ các em học sinh trong mùa dịch hiện nay" – thầy Xuân nói.

Ông Hà Thanh Quốc – giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam – cho biết để thực hiện việc dạy qua truyền hình, ngành giáo dục tỉnh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Trong đợt này có hơn 70 giáo viên giỏi từ các địa phương được Sở huy động tham gia giảng dạy, đa số giáo viên đều đã trải qua việc thi E- Learnning, có người đạt giải rồi nên rất thuận lợi cho việc giảng dạy qua sóng truyền hình. Mỗi bài giảng được các thầy cô chuẩn bị kỹ, bên cạnh đó còn có Tổ cố vấn để giúp họ.

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 4.

Tổ chức ghi hình chương trình giảng dạy qua truyền hình ở Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam - Ảnh: ĐỨC TÀI

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 5.

Để chuẩn bị giờ lên sóng, các giáo viên phải "tập đi tập lại nhiều lần" - Ảnh: ĐỨC TÀI

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 6.

Thay vì dạy trên bục giảng, nhiều giáo viên giờ đây giảng dạy qua sóng truyền hình

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 7.

Học sinh và phụ huynh theo dõi chương trình dạy học qua truyền hình ở Khánh Hòa - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Giáo viên dạy học qua truyền hình phải chuẩn bị như thế nào? - Ảnh 8.

Chương trình giảng dạy qua truyền hình ở Thừa Thiên Huế - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

TP.HCM: Đội ngũ giáo viên giỏi tham gia

Theo Sở GD-ĐT TPHCM, việc dạy học qua truyền hình do sở này phối hợp với Đài truyền hình TPHCM thực hiện từ đầu tháng 3-2020 dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12.

Đối với lớp 9, truyền hình sẽ phát ba môn toán, văn, ngoại ngữ (cũng là ba môn thi tuyển sinh vào lớp 10). Đối với lớp 12, truyền hình sẽ phát nội dung bài của sáu môn học: toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa, sinh. Giáo viên giảng bài là đội ngũ giáo viên giỏi đồng thời làm công tác mạng lưới chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM. (HOÀNG HƯƠNG)

Khánh Hòa: Thành lập tổ bộ môn

Ông Lê Đình Thuần - phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa - cho biết Sở ưu tiên dạy học qua truyền hình cho khối 9 và 12. Để sản xuất chương trình, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đã thành lập mỗi khối lớp một tổ bộ môn làm nhiệm vụ xây dựng đề cương. Mỗi một môn sẽ cử một giáo viên phụ trách trình bày trên sóng truyền hình. (ĐÌNH CƯƠNG)

Nghệ An: Triển khai cho lớp 9 và 12

Ông Nguyễn Trọng Hoàn - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết - từ ngày 15-3 sở này phối hợp với Đài PT-TH tỉnh Nghệ An triển khai dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12. "Chương trình dạy học trên truyền hình do chuyên viên của sở, các giáo viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao được giới thiệu từ các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh cùng tham gia xây dựng chương trình, nội dung ôn tập, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục" - ông Hoàn nói. (DOÃN HÒA)

Thừa Thiên Huế: Giải pháp duy trì nề nếp

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế cho biết dạy học qua truyền hình là giải pháp duy trì nề nếp, giữ thói quen học tập, đồng thời giúp học sinh củng cố kiến thức tại nhà. Đội ngũ giảng dạy là những thầy, cô giáo vững chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong việc luyện thi. Các bài giảng trên truyền hình là bài tiếp nối trong chương trình lớp 12 năm học 2019-2020 được thiết kế đảm bảo kiến thức trong khung chương trình, không nâng cao để đáp ứng đủ trình độ cho học sinh từ thành phố đến nông thôn. (PHƯỚC TUẦN)

LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar