18/05/2018 14:18 GMT+7

Giao thương với Mỹ: Trung Quốc bắt đầu xuống nước?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Chính quyền Bắc Kinh vừa thông báo tháo dỡ biện pháp chống phá giá đối với mặt hàng bo bo. Dấu hiệu giảm nhiệt nguy cơ chiến tranh thương mại đã xuất hiện từ Trung Quốc.

Giao thương với Mỹ: Trung Quốc bắt đầu xuống nước? - Ảnh 1.

Hình ảnh Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chuẩn bị bắt tay nhau sau cuộc họp báo chung ở Bắc Kinh hồi tháng 11-2017 trong chuyến thăm của ông Trump tại đây - Ảnh: REUTERS

Truyền thông Mỹ từng thông tin đầy quan ngại về chuyện Trung Quốc nhanh chóng tiến hành đánh thuế cao đối với mặt hàng bo bo (còn gọi là cao lương, lúa miến) nhập từ Mỹ.

Khi đó nhiều tàu hàng Mỹ đang trên đường đến Trung Quốc đã lúng túng không biết phải làm thế nào.

Trong một thông báo phát đi hôm nay 18-5, Bộ Trung Quốc cho biết đã quyết định dỡ bỏ mức thuế cao đối với nông sản Mỹ vì lo sợ các nhà chăn nuôi trong nước sẽ gặp tình trạng giá cao khó bán, đặc biệt là người nuôi heo, vì bo bo nhập từ Mỹ chủ yếu dùng cho chăn nuôi ở Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết việc áp đặt các biện pháp mang tính trừng phạt sẽ "tác động tới chi phí sinh hoạt của một số lượng lớn người tiêu dùng (Trung Quốc) và sẽ không phục vụ lợi ích chung".

Hồi tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh từng thông báo áp dụng mức thuế lên đến 178,6% đối với mặt hàng bo bo nhập từ Mỹ.

Khi đó Bắc Kinh gọi đây là "thuế chống bán phá giá" sau cuộc điều tra sơ bộ cho thấy các công ty Mỹ đã bán phá giá bo bo trên thị trường Trung Quốc, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước.

Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều nhất bo bo của Mỹ. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,8 triệu tấn bo bo từ Mỹ, so với 317.000 tấn hồi năm 2013.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, giá trung bình trên mỗi tấn bo bo đã giảm, kéo theo sự sụt giảm của mặt hàng bo bo của Trung Quốc.

Cần chú ý là động thái từ Trung Quốc được công bố đúng vào lúc phái đoàn do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu đang tiến hành vòng đàm phán thứ hai về thương mại với Mỹ tại Washington.

Các nhà quan sát xem nó chẳng khác "món quà thiện ý" từ Bắc Kinh để dễ nói chuyện với nhau trên bàn làm việc.

Các quan chức Mỹ trong khi đó còn tự tin cho biết Trung Quốc sẽ đề xuất Tổng thống Mỹ Donald Trump một gói nhượng bộ thương mại và tăng mua hàng hóa Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc khoảng 200 tỉ USD/năm.

Thông tin về đề xuất trên được đưa ra trong ngày đầu tiên trong hai ngày đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại thủ đô Washington, tập trung giải quyết các đe dọa thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nguồn tin cho biết tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất nếu ông Trump chấp nhận đề xuất này. Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và đã bán khoảng 1/4 số máy bay thương mại của mình cho các khách hàng Trung Quốc.

Giao thương với Mỹ: Trung Quốc bắt đầu xuống nước? - Ảnh 2.

Mẫu xe hơi mới của hãng Ford trong lần trưng bày tại Triển lãm xe hơi Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 4-2018 - Ảnh: REUTERS

Một nguồn tin khác tiết lộ gói nhượng bộ có thể bao gồm một khoản miễn thuế hiện đang có hiệu lực đối với khoảng 4 tỉ USD hàng nông sản của Mỹ, gồm hoa quả, các loại hạt, thịt lợn, rượu vang và lúa miến.

Nội dung đề xuất trên của Trung Quốc sẽ đáp ứng phần lớn đòi hỏi mà giới chức chính quyền Tổng thống Trump đã gửi tới Trung Quốc trong cuộc gặp cách đây hai tuần.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giảm 200 tỉ USD thâm hụt thương mại trên cơ sở bền vững sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cấu trúc thương mại giữa hai nước, bởi thâm hụt hàng hóa của Mỹ đã lên tới 375 tỉ USD năm 2017. Hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc là máy bay (với 16 tỉ USD ) và đậu nành (12 tỉ USD) trong năm 2017.

Một số nhà quan sát bày tỏ hoài nghi rằng Mỹ khó có thể sớm đạt mục tiêu giảm thâm hụt 200 tỉ USD và cho biết đề xuất gói nhượng bộ nói trên có thể bao gồm các cam kết mà trước đó Trung Quốc đã thông báo.

Dẫu sao cũng có thể thấy rằng sau những phát biểu đầy cứng rắn kiểu "sẵn sàng chơi đến cùng", Bắc Kinh cũng đã điều chỉnh một số điều kiện và hiểu rằng đội ngũ của ông Trump lần này làm thiệt theo tinh thần phải có lợi cho người dân Mỹ.

Tuy nhiên, nếu chấp nhận một thỏa thuận sơ bộ giảm thâm hụt thương mại cũng có thể làm suy yếu mục tiêu thuế ban đầu của Tổng thống Trump nhằm buộc Trung Quốc từ bỏ các chính sách mà chính quyền Mỹ cho là nhằm đánh cắp công nghệ Mỹ.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar