16/06/2023 11:13 GMT+7

Giáo sư Việt tại Nhật vào bảng xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đăng Xuân là nhà khoa học tìm ra các hợp chất quý trong lúa gạo có tác dụng ức chế ung thư và bệnh tiểu đường.

Giáo sư Việt tại Nhật vào bảng xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu - Ảnh 1.

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đăng Xuân (thứ hai, từ trái sang) và tiến sĩ Nguyễn Văn Quân (thứ hai từ phải sang) trao đổi với các nghiên cứu sinh tại Đại học Hiroshima về hợp chất momilactones A và B - Ảnh: TTXVN

Trang web Research.com vừa công bố cập nhật bảng xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu năm 2023, trong đó có giáo sư, tiến sĩ Trần Đăng Xuân thuộc Đại học Hiroshima, người Việt Nam duy nhất tại Nhật Bản có tên trong danh sách này.

Bảng xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc của Research.com dựa vào chỉ số D-index, đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỉ lệ đóng góp trong một lĩnh vực nhất định, bên cạnh các thành tựu và giải thưởng của các nhà khoa học.

Giáo sư Trần Đăng Xuân được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học thực vật. Ông đã công bố hơn 200 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và là nhà khoa học tìm ra hai hợp chất quý momilactone A và momilactone B trong lúa gạo có tác dụng ức chế ung thư và bệnh tiểu đường.

Trong số 78 nhà khoa học của Đại học Hiroshima được xếp hạng, giáo sư Trần Đăng Xuân cũng là người nước ngoài duy nhất nằm trong danh sách này.

Giáo sư Việt tại Nhật vào bảng xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu - Ảnh 3.

Phòng thí nghiệm sinh lý thực vật và hóa sinh, Đại học Hiroshima do giáo sư Trần Đăng Xuân đứng đầu là một trong số ít các phòng thí nghiệm trên thế giới có thể tinh chế momilactones từ các nguồn tự nhiên như lúa gạo - Ảnh: TTXVN

Tại Việt Nam, có 14 nhà khoa học nằm trong bảng xếp hạng của Research.com, gồm tiến sĩ Hoàng Nhật Đức, tiến sĩ Trần Nguyễn Hải và phó giáo sư Bùi Quốc Tính (Đại học Duy Tân), phó giáo sư Lê Hoàng Sơn, giáo sư Nguyễn Đình Đức, phó giáo sư Từ Bình Minh và giáo sư Phạm Hùng Việt (Đại học Quốc gia Hà Nội), giáo sư Nguyễn Văn Hiếu (Đại học Phenikaa), phó giáo sư Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội), giáo sư Hoàng Văn Minh (Đại học Y tế Cộng đồng), giáo sư Nguyễn Xuân Hùng và tiến sĩ Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP.HCM), phó giáo sư Nguyễn Thời Trung (Đại học Văn Lang), phó giáo sư Thái Hoàng Chiến (Đại học Tôn Đức Thắng).

Research.com là cổng thông tin điện tử dành cho các nhà khoa học toàn cầu. Cổng thông tin này do nhà khoa học dữ liệu, giáo sư Imed Bouchrika điều phối.

Research.com nghiên cứu về các xếp hạng trong cộng đồng học thuật, với nhiều bảng xếp hạng khác nhau như nhà khoa học xuất sắc, hội nghị, tạp chí tốt nhất và trường đại học hàng đầu.

Bảng xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu của Research.com ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014. Ban đầu chỉ một số ít ngành được đánh giá và sau đó mở rộng ra những chuyên ngành khác.

Năm 2023, Research.com công bố dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có chỉ số công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Mỹ đứng đầu bảng với 63.782 nhà khoa học, Anh đứng thứ hai (13.027 nhà khoa học) và Trung Quốc xếp thứ ba (9.812 nhà khoa học).

Tại Đông Nam Á, Singapore đứng đầu với 922 nhà khoa học, tiếp theo là Malaysia (224) và Thái Lan (120).

Hai nhà khoa học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học

TTO - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa cho biết hai nhà khoa học của cơ sở đào tạo này vừa lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar