25/06/2018 09:40 GMT+7

Giáo sư Phan Huy Lê: Ngọn lửa không tắt

GS NGUYỄN QUANG NGỌC
GS NGUYỄN QUANG NGỌC

TTO - Sự ra đi của giáo sư Phan Huy Lê không chỉ để lại nỗi mất mát, tiếc thương. Lần giở những ký ức về ông, hậu thế luôn tìm được những bài học lớn. Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của một học trò thân cận với ông suốt 50 năm qua.

Giáo sư Phan Huy Lê:  Ngọn lửa không tắt - Ảnh 1.

“Tứ trụ” sử học Việt Nam đương đại (từ trái qua): giáo sư Trần Quốc Vượng, giáo sư Đinh Xuân Lâm, giáo sư Hà Văn Tấn và GS cùng ông bà giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh chụp năm 1996

Ai cũng nói tôi gần gũi nhất với thầy - giáo sư Phan Huy Lê - nhưng đến bây giờ, để phác họa chân dung thầy, tôi vẫn thấy mình không đủ sức.

Chỉ ở độ tuổi 25-30 mà giáo sư Phan Huy Lê đã trở thành trụ cột "rất chắc" trong "tứ trụ" của giới sử học Việt Nam.

Hẳn ai cũng có thể nhận ra vai trò tiên phong, dẫn dắt về mặt học thuật của giáo sư Phan Huy Lê trong nền sử học đa ngành nước ta, nhưng sự suy tôn nhà khoa học lên vị trí cao nhất suốt một nửa thế kỷ là câu chuyện hiếm có.

Ông là chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam từ khi tái lập cho đến nay đã tròn một phần tư thế kỷ và dường như khó có thể tìm được người thay thế ông.

Khi bước vào tuổi lục tuần, ông bứt phá và tăng tốc đến ngoạn mục với nhịp độ 12 công trình/năm và 231 công trình, gồm hàng loạt những tổng kết khoa học sâu sắc và chuẩn mực cho 19 năm liên tục (1995-2013), cũng hết sức đặc biệt.

Bước vào tuổi bát tuần, giáo sư Phan Huy Lê vẫn hăng hái dẫn đầu các đoàn khảo sát thực địa từ Thăng Long, Sơn La, Thái Nguyên, Tây Đô, Lam Sơn, Lũng Nhai, qua Triệu Phong, Ái Tử, Huế, Đà Nẵng, Hội An... cho đến Mô Xoài, Bến Nghé, Đồng Nai, Óc Eo, Gò Tháp...

Lúc nào lớp học trò các thế hệ chúng tôi cũng thấy thầy tươi mới, năng động và chuẩn chỉ trong các tổng kết khoa học và các công trình công bố, bảo vệ đến cùng chân lý lịch sử và di sản của tổ tông.

Có người hỏi, là học trò của thầy mấy chục năm, tôi học được điều gì ở thầy? Không thể kể hết vì những điều thầy dạy cho các học trò rất cụ thể. Điều lớn nhất tôi nhận thấy ở giáo sư Phan Huy Lê là một nhà sử học phải giữ nguyên tắc trình bày lịch sử một cách khách quan, toàn diện, tôn trọng cao độ sự thật lịch sử.

Hàng chục năm đã qua, thầy vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc đó. Có thể nói giáo sư Phan Huy Lê là người đứng đầu trường phái sử học thực chứng.

Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi trình bày lịch sử phải có ngọn nguồn của vấn đề, phải có tư liệu nguyên gốc. Chính vì thế ở bất cứ công trình nghiên cứu nào cũng cần tập trung làm sử liệu một cách nghiêm túc, cẩn thận.

Lại nói đến công trình cuối đời của giáo sư Phan Huy Lê - bộ Lịch sử Việt Nam với một ý nghĩa là tổng kết lịch sử cao nhất, trình bày lịch sử toàn diện, toàn thể.

Khi triển khai đề án này, giáo sư Phan Huy Lê đặc biệt chú trọng công tác tư liệu. Từ tư liệu trong nước đến tư liệu quốc tế, tư liệu ở tầm trung ương hay địa phương... phải được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận để người viết sử tham khảo được tối đa tư liệu, để dẫn đến những đánh giá khách quan, xác đáng.

Về những điểm mới của công trình đặc biệt này, tôi e không đầy đủ và dễ hiểu nhầm khi nói trong khuôn khổ một bài viết tiễn thầy. Hơn nữa, sinh thời, giáo sư Phan Huy Lê không thích viết khen mình nhiều, không muốn quảng bá những gì mình làm, nhất là khi công trình vẫn đang dang dở.

Có một số bài báo đã viết bộ quốc sử xây dựng theo quan điểm "lấp khoảng trống" lịch sử ở một số giai đoạn, triều đại... Nhưng cách hiểu như thế có thể không đúng.

Những nghiên cứu về thời kỳ Óc Eo, Champa, về lịch sử biển đảo, về triều Nguyễn hay chế độ Việt Nam Cộng hòa không phải việc "lấp khoảng trống" mà là nghiên cứu bổ sung những phần chưa đầy đủ theo tinh thần tôn trọng lịch sử. Tôi tin vào chất lượng của công trình mà giáo sư sát sao đến lúc cuối đời.

Giáo sư Phan Huy Lê không nhận về mình dù chỉ một tiếng khen rất nhỏ. Ông đã trở thành thần tượng, là niềm kiêu hãnh, tấm gương sáng cho các thế hệ học trò, đồng nghiệp trong nước và quốc tế. Và tôi đã may mắn trở thành học trò của ông.

Giáo sư Phan Huy Lê:  Ngọn lửa không tắt - Ảnh 2.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Xuân Biên:

Một khoảng trống không thể thay thế

Sau giáo sư Trần Văn Giàu, thầy Lê và các thầy trong "tứ trụ" (gồm Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng - người viết) chỉ dẫn chúng tôi rất nhiều. Là một giáo sư rất chỉn chu, chừng mực, mô phạm nhưng thầy Lê sống rất chan hòa, tạo điều kiện cho các học trò làm việc, nhờ đó chúng tôi trưởng thành rất nhiều. Khi nghe tin thầy mất, chúng tôi hết sức bất ngờ và đau buồn. Ngoài tình cảm buồn thương, chúng tôi còn hụt hẫng và lo lắng. Bộ quốc sử Việt Nam được làm với rất nhiều quan điểm tiến bộ của thầy còn dang dở. Thầy như tổng tư lệnh của công trình này, nay thầy lại đột ngột ra đi. Các cuốn sách mới xong bản thảo lần thứ nhất, đang cần thầy biên tập, góp ý nên sự ra đi của thầy khiến chúng tôi rất lo lắng. Mặc dù công trình còn có nhiều nhà khoa học giỏi nhưng không thể nào có thể thay thế, so sánh với GS Phan Huy Lê.

Thiên Điểu ghi

TTO - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng gia đình sẽ tổ chức Lễ viếng và truy điệu Giáo sư Phan Huy Lê vào hồi 7h30 ngày 27-6-2018.

GS NGUYỄN QUANG NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công trình Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng Lớn.

Công trình Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar