27/11/2019 23:36 GMT+7

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn qua đời

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn, người được mệnh danh là Lê Quý Đôn của thế kỷ 20, người cuối cùng trong tứ trụ của sử học Việt Nam, vừa từ trần vào 21h02 ngày 27-11 tại Hà Nội.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn qua đời - Ảnh 1.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn, người cuối cùng trong tứ trụ của sử học Việt Nam, đã ra đi - Ảnh: Trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Giáo sư, tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung cho biết Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn đã mất tại Bệnh viện Lão khoa, Hà Nội tối 27-11.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối - quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học, một người học trò của cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn - cũng xác nhận thông tin này. Ông cho biết vài tiếng trước ông mới nghe tin người thầy lớn của mình phải nhập viện.

Tiến sĩ Đối vừa trở về Hà Nội sau chuyến công tác tại Thanh Hóa, và ông nhận tin buồn về sự ra đi của "đại sư" mà ông tôn kính từ con trai của cố Giáo sư Hà Văn Tấn.

Quyền viện trưởng Viện Khảo cổ học nói đây là sự mất mát rất lớn của ngành sử học, ngành khảo cổ học và ngành khoa học xã hội Việt Nam.

Giáo sư Hà Văn Tấn sinh ngày 16-8-1937 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (cùng làng với đại thi hào Nguyễn Du) - một vùng đất, một dòng họ hiếu học và khoa bảng với nhiều danh nhân hiền tài.

Cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn từng là chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa lịch sử (1982 - 2009); viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Ông được phong hàm Giáo sư năm 1980, được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ (2000), cùng nhiều huy chương khác.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn qua đời - Ảnh 2.

Giáo sư Hà Văn Tấn cùng Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu và phu nhân - Ảnh tư liệu

Nhưng cao hơn cả, ông cùng với ba giáo sư khác là Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Trần Quốc Vượng là 4 nhà nghiên cứu xuất sắc được giới sử học và khoa học xã hội trong nước phong là "tứ trụ" của sử học Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối còn cho biết, với sự thông tuệ ở nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn hóa học…, cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn được người trong giới phong là Lê Quý Đôn của thế kỷ 20.

Giới sử học và khảo cổ học tôn vinh Giáo sư Hà Văn Tấn là Đại sư - người thầy lớn, vì thầy đều đạt đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Giáo sư Hà Văn Tấn thông thạo tới 7 ngoại ngữ: tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Sanskrit (tiếng Phạn cổ).

Ông để lại hàng trăm cuốn sách, công trình khoa học, trong đó, về sử học, cuốn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông (viết chung) được đánh giá là cuốn sách rất giá trị, hấp dẫn không chỉ bởi nhiều tư liệu nước ngoài quý hiếm, mà còn ở cách viết với nhiều phân tích sáng sủa, chặt chẽ, khẳng định trình độ uyên bác, khả năng thâm hậu của Giáo sư Hà Văn Tấn.

Giáo sư Phan Huy Lê: Nhân cách một nhà sử học chân chính

TTO - Là một trong số những người đã từng làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê, nhà thơ Nguyễn Duy có những suy nghĩ xúc động trước sự ra đi đột ngột của ông.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar