15/09/2013 08:15 GMT+7

Giáo dục VN quên những người giỏi kỹ năng làm việc

Ông ITO JUNICHI (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc) - 
Ông ITO JUNICHI (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc) - 

TT - Tôi sinh ra ở Hokkaido năm 1946 khi nước Nhật vừa ra khỏi chiến tranh. Nước Nhật thuở nhỏ của tôi nghèo hơn các bạn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi không có đồ ăn, không quần áo, không giày dép.

(Phản hồi loạt ý kiến về chủ đề nội lực mà Tuổi Trẻ đã khởi đăng dịp 2-9 vừa qua)

Phóng to
Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc)
Dép nếu có là dép cao su, quần áo nếu có là quần áo thủng lỗ... Khi học tiểu học, tôi nhớ món ăn ngon nhất mà tôi có là trái chuối - và món đó chỉ có vào ngày thi đấu thể thao toàn trường, ngày cha mẹ các học sinh đều mang đồ ăn ngon đến để cổ vũ cho con cái.

Tôi nhớ cả cha mẹ tôi khi đó đều đi làm. Mẹ tôi phải ở chợ làm nghề cắt cá, rửa cá từ sáng sớm tới tối mịt. Mỗi khi mẹ tôi về, tôi chạy ra ôm mẹ và vẫn còn ngửi thấy mùi cá từ quần áo của bà. Đến giờ, tôi vẫn biết ơn mùi cá này. Bố mẹ tôi khi đó làm việc rất chăm chỉ để có đồ ăn. Cả nước Nhật ai ai cũng phải làm chăm chỉ như vậy, và đó là một điều hết sức tự nhiên.

Nhưng sau đó thì nước Nhật phát triển kinh tế rất nhanh. Mọi người nhanh chóng có đồ ăn, áo mặc. Có một điều là ngay từ 300 năm trước, nước Nhật đã biết sản xuất thép, đã có rất nhiều doanh nhân nhỏ, rất nhiều mô hình kinh tế - nền móng cơ bản của kinh tế thị trường nên chúng tôi dễ dàng phát triển lên sau chiến tranh.

Về mặt tinh thần, người Nhật bị ảnh hưởng nhiều của samurai. Ngay từ bé, tinh thần đó dạy tôi phải luôn tự quyết định lấy mọi việc của mình. Mẹ tôi thì luôn dạy đừng làm gì sai trong đời, vì mọi thứ trên đời đều có ông trời nhìn thấy. Tinh thần samurai thì không được làm điều xấu, không trộm cắp, phải luôn trung thực và giúp đỡ những người nghèo khó. Với Nhật Bản, tinh thần samurai có nghĩa là phải luôn hành động đúng nhất. Điều đó rất tốt cho sản xuất, vì trong sản xuất phải làm điều đúng, chính xác...

"Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng"

Ông ito Junichi

Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.

Một điều có thể thấy là người VN thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.

Chính phủ VN nói muốn phát triển công nghiệp nhưng nếu người trẻ coi thường lao động chân tay thì đến bao giờ mới có nền công nghiệp phát triển được? Nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó.

Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.

Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội.

Ở VN, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng... để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường... Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ...

Nên tạo cơ hội cho những người giỏi các kỹ năng làm việc

Giáo dục VN giờ có nhiều đại học khác nhau nhưng việc đào tạo nghề thì rất tệ. Hệ thống giáo dục của VN chỉ tạo điều kiện cho những người giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng rất giỏi các kỹ năng làm việc. Giáo dục VN nên tạo nhiều cơ hội hơn cho những người như vậy.

____________

Tin bài liên quan:

Ông ITO JUNICHI (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc) - 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar