10/12/2020 11:22 GMT+7

Giảng viên than trường quá đông sinh viên

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM) than khoa này quá nhiều sinh viên khiến họ... sợ đứng lớp.

Giảng viên than trường quá đông sinh viên - Ảnh 1.

Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang với sinh viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông hôm 18-11 - Ảnh: Sinh viên cung cấp

Trong khi đó, sinh viên cũng bức xúc lớp học đông nên chất lượng không đảm bảo.

29 giảng viên/4.100 sinh viên

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, các giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá "nóng" trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11-2020 chỉ là 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).

Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc. 

"Chúng tôi thấy cách làm của trường hiện rất không ổn nhưng không ý kiến được. Những năm gần đây, tôi và một số giảng viên khác của khoa rất sợ đứng lớp vì sinh viên quá đông. Một người phải dạy đến 500 sinh viên" - một giảng viên nói.

Theo danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang mà phóng viên Tuổi Trẻ thu thập được, cả khoa hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26). 

Trong đó, theo tư liệu của chúng tôi, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 của khoa này là 1.847 sinh viên.

Các giảng viên cũng cho biết thực tế hiện nay ở một số trường ĐH tư sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. 

Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. 

Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.

Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra.

Sinh viên bức xúc

Trong khi đó, sinh viên khoa này phàn nàn tình trạng lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp nên chất lượng giảng dạy và học tập không đảm bảo. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.

Bạn B., sinh viên khóa 24 khoa quan hệ công chúng - truyền thông, phản ảnh thêm: "Vừa qua, có giảng viên mâu thuẫn với ban chủ nhiệm khoa. Thay vì nhà trường phải tự giải quyết nhưng thầy cô lại lôi sinh viên vào, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người học. 

Trường tập hợp tất cả sinh viên khóa 24 - các bạn có giờ học phải nghỉ - để dự buổi gặp mặt thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học".

Sáng 16-11, sinh viên đến lớp học môn quy trình sản xuất chương trình truyền hình do giảng viên C. phụ trách nhưng phòng học khóa cửa, tắt đèn. Sau đó, sinh viên nhận được email của khoa thông báo cả lớp nghỉ với lý do "phòng này được ban giám hiệu dùng để họp". 

"Cũng trong ngày 16-11, ban chủ nhiệm khoa gửi email thông báo cho hơn 480 sinh viên sáu lớp tôi đang dạy nghỉ học cả hai môn của tôi từ ngày 16 đến 21-11..." - giảng viên C. cho biết.

Được biết, giảng viên C. cũng chưa có bằng thạc sĩ, được trường tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" nhưng phụ trách dạy sáu lớp với gần 500 sinh viên và còn chủ nhiệm 4 lớp.

Bộ GD-ĐT yêu cầu trường báo cáo

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Văn Lang báo cáo vụ việc trên. Đại diện nhà trường cũng xác nhận việc này và cho biết hiệu trưởng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đang làm báo cáo để gửi bộ.

Nhà trường nói gì?

Sau khi phóng viên Tuổi Trẻ làm việc với Trường ĐH Văn Lang để làm rõ những vấn đề giảng viên, sinh viên phản ảnh, ngày

30-11, trường gửi văn bản đến báo Tuổi Trẻ. Văn bản đưa ra nhiều nội dung, trong đó có: "...Trường không tuyển vượt chỉ tiêu. Nhà trường đã có số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện để tuyển sinh...".

Tuy nhiên, với các câu hỏi liên quan tới việc trường có đáp ứng tiêu chí về đội ngũ giảng viên (cụ thể về số tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên/sinh viên...), chỉ tiêu tuyển sinh và nhiều vấn đề khác mà phóng viên nêu, trường đã không trả lời.

ĐH Văn Lang tuyển sinh tiến sĩ khoa học môi trường khóa đầu tiên với cơ chế hỗ trợ ấn tượng

Trường Đại học Văn Lang thông báo chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ khóa đầu tiên năm 2021 cho ngành Khoa học Môi trường.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar