23/08/2024 19:12 GMT+7

Giảm phát thải trên ruộng lúa, nông dân cần gì?

Theo chuyên gia, phát thải từ sản xuất lúa gạo ở Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn nhất, lên đến 34% trong hệ thống lương thực, thực phẩm.

Giảm phát thải trên ruộng lúa, nông dân cần gì? - Ảnh 1.

TS Phạm Thu Thủy - chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Đại học Adelaide (Úc) - Ảnh: MINH TÂN

Chiều 23-8, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức tọa đàm về thực trạng và chiến lược phát triển hệ thống lương thực phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long.

TS Phạm Thu Thủy - chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Đại học Adelaide (Úc) - cho rằng giảm thiểu phát thải trong hệ thống lương thực thực phẩm là làm giảm khí nhà kính, góp phần phát triển ổn định kinh tế, an ninh thương lực và giảm biến đổi khí hậu.

Theo bà Thủy, con số phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm trên toàn cầu có thể lên tới 45%. Năm 2020, riêng ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã chiếm tỉ lệ phát thải lớn nhất trong hệ thống lương thực thực phẩm là 34%.

Giai đoạn 2010 - 2020, tỉ lệ phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm tăng 8%.

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp trên toàn cầu, chỉ chiếm 1% lượng phát thải nhưng tốc độ rất nhanh chóng.

Riêng Đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, đã chiếm khoảng 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu trong cả nước.

TS Phạm Thu Thủy nhấn mạnh: "Ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đóng góp lớn trong ngành kinh tế, nhưng hiện nay còn nhiều yếu tố thách thức việc giảm lượng phát thải. Đó là việc quy hoạch vùng, chính sách giúp đỡ người dân tộc thiểu số chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, suy giảm phù sa và nguồn nước".

Giảm phát thải trên ruộng lúa, nông dân cần gì? - Ảnh 2.

PGS.TS Kha Chấn Tuyền - phó trưởng khoa công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - Ảnh: MINH TÂN

PGS.TS Kha Chấn Tuyền - phó trưởng khoa công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - cho rằng thách thức lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay trong việc giảm phát thải là khâu tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhỏ lẻ.

PGS Tuyền cho rằng để giảm phát thải, Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có ba vấn đề cần giải quyết là cơ giới hóa và công nghiệp chế biến, áp dụng mô hình phù hợp cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Có những bước đi thích hợp trong điều kiện của vùng.

Tuy nhiên, giảm phát thải trong hệ thống lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, giá sản phẩm trên thị trường biến động làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, theo ông Tuyền, hệ thống lương thực phát thải thấp thiếu rõ ràng, cơ sở dữ liệu và các minh chứng khoa học về các giải pháp cho hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn ít.

Từ đó, các nhà hoạch định chính sách cũng gặp khó khăn, dẫn đến chính sách thiếu đồng bộ.

Giảm phát thải trên ruộng lúa, nông dân cần gì? - Ảnh 3.

TS Ong Quốc Cường - Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) - Ảnh: MINH TÂN

Trong khi đó, TS Ong Quốc Cường - Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) - đề xuất một phương pháp giảm phát thải là dùng dữ liệu để quản lý hoạt động trên đồng ruộng.

Ông nói: "Hiện tại, không có quốc gia hoặc sáng kiến nào thu thập dữ liệu về các hoạt động quản lý đồng ruộng liên quan đến khí thải ở quy mô lớn hoặc thường xuyên. Mỗi đợt kiểm kê về khí nhà kính quốc gia đều dựa trên dữ liệu mẫu nhỏ và các giả định về thực hành của nông dân".

Để làm được điều đó, theo ông Cường, cần có các dữ liệu về số ngày từ khi gieo sạ đến khi thu hoạch, năng suất (tấn/ha), thời gian ngập nước trước vụ và vùi rơm trước khi xuống giống, lượng rơm vùi, lượng phân đạm (kg phân đạm/ha)...

Ngoài ra, ông Cường cho rằng với các giống 100 ngày trở xuống, từ giai đoạn xuống giống tới thu hoạch, người dân nên áp dụng phương pháp để đồng xen kẽ ngập 3 - 5cm trong 5 - 7 ngày, khô 5 - 7 ngày nhưng giữ cho đồng có độ ẩm phù hợp.

Nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phân bón hiệu quả, làm giảm tới 33% lượng phát thải.

Vay tiền để phát thải carbon thấp, làm không đúng sẽ lỗ

Cần thay đổi suy nghĩ về carbon, phải coi đó là 'bạn', là nguồn tiền bền vững, lâu dài. Nhưng nếu đi vay để phát thải carbon thấp mà không thu được tín chỉ giảm phát thải thì chúng ta lỗ chứ không lời.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar