28/08/2019 11:01 GMT+7

Giảm lệ thuộc Trung Quốc, Mỹ muốn sản xuất đất hiếm tại Úc?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Bộ Quốc phòng Mỹ đang đàm phán với Úc để mở cơ sở sản xuất đất hiếm tại Úc, một động thái nhằm giảm dần lệ thuộc vào nguồn cung khoáng chất này của Trung Quốc.

Giảm lệ thuộc Trung Quốc, Mỹ muốn sản xuất đất hiếm tại Úc? - Ảnh 1.

Khai thác đất hiếm tại một cơ sở tại Mountain Pass, California - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, tiến trình đàm phán diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đe dọa cắt giảm, hạn chế lượng đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ.

Đất hiếm là tên gọi một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn Mendeleev. Đây là vật liệu quan trọng không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sản xuất máy bay chiến đấu, xe tăng và các thiết bị điện tử tiêu dùng cao cấp.

Trung Quốc là nhà sản xuất và xử lý đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% năng lực sản xuất đất hiếm toàn cầu.

Phát biểu trước báo giới trong một sự kiện tại Washington ngày 26-8, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, bà Ellen Lord, nói: "Chúng tôi lo ngại về sự mong manh của chuỗi cung cấp và nhất là ở lĩnh vực mà bên đối đầu đang kiểm soát nguồn cung".

Bà Lord cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét nhiều lựa chọn trong việc hợp tác về các cơ sở sản xuất đất hiếm và cho biết "một trong những nơi có tiềm năng lớn nhất là hợp tác với Úc".

Các quan chức Bộ Quốc phòng Úc cho biết việc hợp tác trong lĩnh vực đất hiếm đã được bắt đầu từ năm 2018 và vẫn đang tiếp tục.

Người phát ngôn bộ này khẳng định với hãng tin Reuters: "Việc tiếp tục và đảm bảo nguồn cung đất hiếm và các khoáng chất thiết yếu là điều trọng yếu với một loạt các lĩnh vực, trong đó có quốc phòng. Sự hợp tác với các đối tác quốc tế là điều không thể tách rời nỗ lực này".

Thông tin về diễn tiến đàm phán giữa Lầu Năm Góc và Úc về việc mở cơ sở sản xuất đất hiếm tại Úc là thông tin cập nhật mới nhất sau khi Washington công bố trước đó, cho biết đang tính tới việc hợp tác với Úc và Canada để phát triển các khu dự trữ đất hiếm trên toàn thế giới, giảm sự lệ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc về khoáng chất này.

Washington cũng đã đàm phán về các dự án đất hiếm khác trên toàn khu vực châu Phi. 

Bà Lord nói đã có nhiều cuộc đàm phán với các quan chức Úc trong năm nay về việc một nhà máy sản xuất đất hiếm như vậy có thể đáp ứng đủ nhu cầu của Lầu Năm Góc hay không.

Trung Quốc dọa cắt đất hiếm, Mỹ tuyên bố sẽ chơi theo cách 'chưa từng có'

TTO - Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố sẽ tiến hành "các bước đi chưa từng có tiền lệ" nhằm đảm bảo nguồn cung các nguyên tố chiến lược và đất hiếm sau lời đe dọa của Trung Quốc.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Ngày 7-7 Tổng thống Trump nói có thể linh hoạt trong đàm phán thương mại với các quốc gia dù đe dọa áp thuế từ 1-8.

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar