16/07/2021 21:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giám đốc BV Chợ Rẫy xin vắng họp Quốc hội, ở lại chống dịch: 'Tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ'

HOÀNG LỘC thực hiện
HOÀNG LỘC thực hiện

TTO - TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - được điều động điều hành Bệnh viện hồi sức 1.000 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch. Quyết định này được thay đổi phút cuối, khi TS.BS Phan Văn Báu xin thôi vì lý do sức khỏe.

Giám đốc BV Chợ Rẫy xin vắng họp Quốc hội, ở lại chống dịch: Tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ - Ảnh 1.

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức - Ảnh: DUYÊN PHAN

* Khi nhận được đề nghị này, cảm xúc của ông ra sao?

- Tôi hơi bất ngờ và xen lẫn tự hào khi được lãnh đạo TP.HCM tin tưởng. Dù biết trách nhiệm quá nặng nề, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 

* Sắp tới (20-7), lần đầu tiên ông tham dự kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Kế hoạch này ông tính sao khi nhận nhiệm vụ ở Bệnh viện hồi sức?

- Thực sự tôi rất háo hức mong chờ được đi họp Quốc hội khóa XV phiên đầu tiên (lần đầu tiên bác sĩ Thức ứng cử và trúng cử - PV). Nhưng tình thế chống dịch cấp bách, quan trọng nhất, nên sắp tới tôi sẽ có đơn để xin Văn phòng Quốc hội được phép vắng họp. 

Khi nhận nhiệm vụ, tôi nghĩ đơn giản lắm, với chức năng của mình, cũng như những gì tôi đã hứa trước khi ứng cử đại biểu Quốc hội, dù gì mục đích cuối cùng cũng vì sức khỏe người dân thôi.

* Khi trực tiếp đến kiểm tra tại Bệnh viện hồi sức 1.000 giường chiều nay (16-7), ông thấy bệnh viện đã đi vào hoạt động được bao nhiêu % và phải cải thiện gì sắp tới?

- Lực lượng vệ sinh chưa có, trang thiết bị chưa đủ, quy trình hoạt động chi tiết chưa có… Nói chung tôi thấy phía trước sẽ là một khối lượng công việc khổng lồ, bởi mọi thứ ở bệnh viện này đúng nghĩa sơ khai. 

Việc đầu tiên sẽ phải tổ chức lại nhân sự để điều hành chuyên môn là quan trọng nhất. Kế đến là thiết kế lại các quy trình chuyên môn như kiểm soát nhiễm khuẩn, hồi sức…

Ngoài ra, khối hậu cần phục vụ cho chuyên môn cũng cực kỳ quan trọng. Không có hậu cần làm sao chuyên môn hoạt động?

Giám đốc BV Chợ Rẫy xin vắng họp Quốc hội, ở lại chống dịch: Tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ - Ảnh 2.

Nhân viên y tế từ 15 đơn vị cả nước, ước tính gần 1.400 người sẽ tham gia chi viện cho TP.HCM điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch trong thời gian tới - Ảnh: AN MỸ

* Bệnh viện hồi sức 1.000 giường sẽ là nơi điều trị cho bệnh nhân nặng và nguy kịch. Ông có lo không?

- Lo chứ. Các bệnh nhân này đòi hỏi nhân lực có chuyên môn chăm sóc rất nhiều, trang thiết bị y tế hao hụt hơn, rồi các quy trình đều nghiêm ngặt hơn. Nói chung với các bệnh nhân nặng, nguy kịch các nhân viên y tế sẽ phải làm việc gấp 3 - 4 bình thường…

Tôi hy vọng với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế, Thành ủy, UBND TP.HCM cùng với tinh thần đoàn kết, vững chuyên môn của tất cả các đồng nghiệp ở các đơn vị được điều động chi viện sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, giảm thiểu tối đa số ca mắc COVID-19 tử vong.

Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 16-7, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trước đó Bệnh viện hồi sức 1.000 giường được giao cho TS.BS Phan Văn Báu - giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 - điều hành. Việc điều hành chỉ là tạm thời trong tình huống khẩn trương, chưa có quyết định chính thức. "Tuy nhiên do điều kiện sức khỏe và công việc nhiều quá, ảnh thấy áp lực quá nên xin nghỉ và thành phố bố trí người khác" - ông Mãi nói.

Người được chọn bố trí vào nhiệm vụ này, theo ông Mãi, là TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. "Việc lựa chọn này đã có sự cân nhắc kỹ" - ông Mãi khẳng định.

Huy động gần 1.400 nhân sự từ 15 đơn vị

Bệnh viện hồi sức 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức), chính thức đi vào hoạt động ngày 13-7, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 và lượng bệnh nhân nặng tại TP.HCM ngày một tăng cao.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết điểm thuận lợi nhất của bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng sẵn có với cấu trúc hạ tầng hiện đại có thể hỗ trợ hô hấp một lúc đến 1.000 bệnh nhân (thở oxy, thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấn). Tất cả giường bệnh đều có hệ thống oxy trung tâm và hút trung tâm, trong đó có 100 giường chăm sóc đặc biệt có hệ thống khí nén trung tâm bên cạnh oxy và hút trung tâm.

Dự kiến có 15 đơn vị với 1.362 nhân viên y tế (chuyên về hồi sức) huy động lần lượt chi viện cấp cứu bệnh nhân nặng và nguy kịch. Trong đó có 570 nhân sự huy động từ các bệnh viện trung ương và của các địa phương; 792 nhân sự từ 8 bệnh viện của TP.HCM.

Bên cạnh lực lượng nòng cốt từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, ĐH Y dược... có lực lượng y tế của tỉnh Thanh Hóa (50 người), TP Hải Phòng (100 người) và Bệnh viện 74 trung ương Vĩnh Phúc (30 người).

Với sự tham gia của bác sĩ Nguyễn Tri Thức, tính từ đầu mùa dịch đến nay có 191 nhân sự từ Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện cho TP.HCM trong tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19. Ngoài lực lượng chi viện cho Bệnh viện hồi sức 1.000 giường, lực lượng của bệnh viện đang rải đều ở 6 bệnh viện dã chiến.

Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy từ tâm dịch Bắc Giang về TP.HCM

TTO - Trưa 15-6, chuyến bay chở đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), sau 20 ngày hỗ trợ chống dịch tại Bắc Giang.

HOÀNG LỘC thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar