19/10/2006 13:20 GMT+7

Giải thưởng Hội Nhà văn VN: Chuyên nghiệp... nửa mùa

Ông Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN
Ông Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN

Giải thưởng mang lại giá trị cho cuốn sách và nhà văn, nhưng còn có chiều ngược lại là chính nhà văn và cuốn sách làm nên giá trị cho giải thưởng. Hình như không ai muốn nghĩ đến cái chiều thứ hai này.

Cánh đồng bất tận đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN 2006

Giải thưởng Hội Nhà văn VN: Vừa thừa, vừa thiếu

Nhà phê bình Hoài Nam: Mỗi đơn vị trao giải thưởng đều có tiêu chí khác nhau, tiêu chí của Hội Nhà Văn VN không có thông cáo, nên không biết thế nào. Việc không có cuốn lý luận phê bình nào được trao giải cho thấy thực tế là nền lý luận phê bình đang có vấn đề. Nên ghi nhận Hội Nhà văn VN không “bày mâm bát” cho đủ và điều này là dũng cảm. Năm qua, tôi không thấy cuốn phê bình nào đáng mặt trao giải. Còn riêng về dịch thuật, tôi thấy năm 2007, Hội Nhà văn sẽ có nhiều cuốn để trao giải hơn.

Giảng viên Phạm Xuân Thạch (Khoa văn, ĐHKHXH&NV HN): Tôi không quan tâm lắm đến các giải thưởng của Hội Nhà văn VN vì nó lộn xộn. Năm thì trao giải theo kiểu giải A, giải B, năm thì lại “giải thưởng” và “tặng thưởng”. Hơn nữa, có cảm giác giải thưởng vừa thừa vừa thiếu. Chẳng hạn, tôi đồng ý với việc trao giải dịch thuật nhưng chúng ta chỉ quan tâm đến dịch tác phẩm văn chương. Còn các công trình lý luận văn học, các tác phẩm phê bình văn học của nước ngoài thì sao? Đã có giải về lý luận phê bình “sản xuất trong nước” thì tại sao lại không có giải lý luận phê bình “nhập khẩu”?

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Nhiều năm nay, trong việc xét giải, xu hướng bảo thủ vẫn nhiều. Tôi nghĩ giải thưởng cũng nên có tinh thần bảo thủ, chỉ tiếc là thành phần Ban giám khảo chọn lựa trong phạm vi hẹp, chẳng phải ai cũng giỏi chuyên môn. Hơn nữa, Ban giám khảo không lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội cho nên không lấy làm thiện cảm của những người trong và ngoài giới.

Phóng to
Giảng viên Phạm Xuân Thạch, Nhà phê bình Hoài Nam, Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và ông Nguyễn Trí Huân (theo chiều kim đồng hồ)

Ai xứng hơn ai?

Giảng viên Phạm Xuân Thạch: Tôi mừng là trong danh sách giải năm nay có tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận, nó phải được giải mới phải.

Nhà phê bình Hoài Nam: Giải năm nay có cuốn tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 hay cả về nội dung và hình thức. Nó mới so với mặt bằng văn chương tiếng Việt đương đại, nếu rộng tay hơn, tôi thấy cuốn đấy sẽ được giải thưởng. Hay như thơ Lô Lô của Ly Hoàng Ly cũng khá mới.

Bên cạnh đó, tôi thấy có giải trao oan là cuốn tiểu thuyết Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang, nội dung kể về trận đánh ở Thượng Đức. Cuốn này chỉ ghi nhận cái công tác giả làm tư liệu. Có người nói cuốn này được giải vì nó nói quân ta thua một cách sòng phẳng, nhưng nếu thế thì không mới hơn cuốn Đất Trắng của Nguyễn Trọng Oánh viết năm 1978. Riêng tập thơ Thương lượng với thời gian của nhà thơ Hữu Thỉnh, tôi chưa đọc, nhưng nếu tôi là ông ấy, tôi sẽ không đưa nó ra để xét giải. Nếu tập thơ đấy hay thật thì bạn đọc sẽ biết.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Giải thưởng năm nay, Nguyễn Ngọc Tư là xứng đáng, nhưng Hữu Thỉnh thì tôi phân vân. Xu hướng trao giải cho giới trẻ xứng đáng và quan trọng hơn trong không khí văn học của chúng ta. Còn những người ngũ lục tuần thì chuyện công danh không còn ý nghĩa, dù sao những người như Hữu Thỉnh, hay Dạ Ngân thì tôi cũng chúc mừng họ. Tôi nghĩ giải thưởng văn học năm nay tác động rất ít đến những người cầm bút.

Giảng viên Phạm Xuân Thạch: Giải năm nay tôi thấy cứ có một cái gì đó “gờn gợn”. Năm nay thấy xuất hiện một cái giải “Hiện tượng văn học của năm”. Hiện tượng gì đây? Được nhiều người đọc? Vậy thì sao không mở hẳn một cái giải dựa theo doanh thu (Như kiểu “Sao mai điểm hẹn” có giải theo bình chọn của khán giả). Hay ở đây là câu chuyện bị kiểm điểm rồi tạo thành một thứ gần như scandal? Thú thật là tôi không hiểu cái gọi là “hiện tượng” này.

Tôi nghĩ đơn giản, giải thưởng của Hội là chỉ quan tâm đến giá trị nghệ thuật. Vậy nếu nó là tác phẩm xuất sắc, hãy trao cho nó giải thưởng tác phẩm xuất sắc chứ đừng gọi là tác phẩm ấn tượng. Hơn nữa, sao lại trao cho chỉ một truyện vừa trong một tập truyện? Nó có trái với quy chế của giải không? Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ nên trao giải thưởng cho cả tập Cánh đồng bất tận vì nó là một tập xuất sắc của năm. Một thế giới nghệ thuật đầy sáng tạo và một ngôn ngữ văn chương đẹp

Giải thưởng đã “chơi đẹp” chưa?

"Tiêu chí trao giải năm nay là tác phẩm phải hay theo quan điểm của Hội Nhà văn VN. Năm nay, giải thưởng có nhiều cái khác, có các tác giả trẻ như Thuận, Nguyễn Ngọc Tư, Ly Hoàng Ly và có những gương mặt đứng tuổi như Hữu Thỉnh, Nguyễn Bảo, Trường Giang, Dạ Ngân.

Năm qua, sách của Nguyễn Ngọc Tư gây ra hiện tượng (?) nên Hội nhấn mạnh trao cho Tư “Hiện tượng văn học trong năm”. Còn các hiện tượng văn học trong năm khác, Hội chưa thấy thích hợp với tiêu chí nên không trao (?). Còn phê bình hay dịch thuật không trao giải vì khi đề cử lên, không thấy cuốn nào đáng được trao cả".

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp:

Giải năm nay không thay đổi Ban giám khảo, chắc giải của Hội Nhà văn VN nên người ta chỉ lấy những người trong Hội Nhà văn, nhưng chính thế mà bị khuôn mẫu.

Ở nước ngoài, có rất nhiều giải thưởng văn học, như ở Pháp một năm có hơn một nghìn giải thưởng văn học, văn học nước ra chưa có xu hướng trăm hoa đua nở, phải khuyến khích những người cầm bút thậm chí phải mang tính chất đối trọng thì tốt hơn. Văn học nước ta chỉ có một cửa chơi chứng tỏ sự lạc hậu của nó.

Nhà phê bình Hoài Nam: Nhìn giải thưởng năm nay thấy ngay kết quả của sự giằng co, một bên là cố gắng đổi mới, một bên là giữ vị trí an toàn.

Giảng viên Phạm Xuân Thạch: Văn chương chục năm gần đây, vẫn có tác giả làm ta vững tin vào tương lai của văn chương VN, nhưng tên tuổi của họ hoặc những cuốn sách có giá trị của họ thì cứ mãi vắng bóng trong danh sách trao giải, như nhà văn Nguyễn Bình Phương chẳng hạn. Mà đâu phải là mấy năm nay chúng ta không có những công trình dịch thuật có giá trị trong mảng này.

Tôi chỉ lấy một ví dụ: bản dịch Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu.M. Lốtman của nhóm tác giả Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy. Hay như những công trình lớn về lý luận phê bình nhưng có lẽ ở ngoài tầm quan sát của Hội đồng trao giải, ví dụ: Tác phẩm văn học như là quá trình của Trương Đăng Dung hay Sáng tạo và giao lưu của Phạm Vĩnh Cư là những công trình có tầm vóc và giá trị lâu dài. Không có giải thưởng, nó vẫn cứ tỏa sáng.

Nhà phê bình Hoài Nam: Hội Nhà văn VN nên bỏ tặng thưởng, chỉ trao giải thưởng thôi. Tặng thưởng thật ra là á giải, nó dẫn đến nhập nhèm, vì vài năm nữa, người được tặng thưởng có thể nói: “Cuốn sách của tôi được giải của Hội Nhà văn VN”. Tác phẩm xứng đáng chỉ trao một, chẳng cần tặng thưởng làm gì.

Giảng viên Phạm Xuân Thạch: Tôi biết có người nghĩ rằng giải thưởng sẽ đem lại cho mình “một cái gì đó”, nghĩ thế cũng được, nhưng suy nghĩ một cách biện chứng hơn: Giải thưởng mang lại giá trị cho cuốn sách và nhà văn, nhưng còn có chiều ngược lại là chính nhà văn và cuốn sách làm nên giá trị cho giải thưởng. Hình như không ai muốn nghĩ đến cái chiều thứ hai này.

Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2006

- Tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh; - Truyện vừa Cánh đồng bất tận của Nguyễn Thị Ngọc Tư (Hiện tượng văn học trong năm)

Tặng thưởng:

- Tiểu thuyết Thượng Đức của Nguyễn Bảo- Tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân- Tiểu thuyết Paris ngày 11 tháng 8 của Thuận- Tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly.

Ông Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar