09/03/2018 20:16 GMT+7

Giải mã vụ sát hại dã man nữ nhà báo Thụy Điển trên tàu ngầm Nautilus

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Ngày 8-3, tòa án Đan Mạch bắt đầu mở phiên tòa xét xử vụ án nhà sáng chế nổi tiếng Peter Madsen giết người, phân xác để thỏa mãn tình dục. Nạn nhân là nhà báo nữ Kim Wall.

Giải mã vụ sát hại dã man nữ nhà báo Thụy Điển trên tàu ngầm Nautilus - Ảnh 1.

Bị cáo Peter Madsen bị cáo buộc sát hại nhà báo nữ Kim Wall trên tàu ngầm UC3 Nautilus - Ảnh: STERN

Phiên tòa xét xử bị cáo Peter Madsen tại thủ đô Copenhagen hôm 8-3 (giờ địa phương) là phiên xử kín. Bị cáo bị truy tố về các tội giết người, xâm phạm thi thể và tấn công tình dục. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25-4.

Cô ấy đã viết nhiều chuyện lý thú về Trung Quốc. Cô ấy đã đến Uganda, Triều Tiên. Cô ấy có thể mang sức sống đến cho nhiều người mà cô ấy đã kể lại chuyện của họ

Một đồng nghiệp của nạn nhân Kim Wall làm việc cho báo South China Morning Post

Trước tòa, bị cáo Medsen khăng khăng nói: "Tôi không cố tình giết chết nạn nhân". Bị cáo khai buộc lòng phải thay đổi lời khai nhiều lần để tránh gia đình nạn nhân khỏi bức xúc trước cái chết quá bi thảm của nạn nhân.

Giải mã vụ sát hại dã man nữ nhà báo Thụy Điển trên tàu ngầm Nautilus - Ảnh 3.

Đây là bức ảnh cuối cùng cho thấy nạn nhân Kim Wall còn sống lúc cô xuống tàu ngầm Nautilus - Ảnh: KEYSTONE

Thi thể nạn nhân không đầu và tứ chi 

Sự việc xảy ra vào ngày 10-8-2017. Lúc 19h hôm đó, nhà báo nữ nhiều kinh nghiệm Kim Wall 30 tuổi người Thụy Điển đã được nhà sáng chế Peter Madsen đón xuống tàu ngầm tư nhân UC3 Nautilus. 

Mục đích của cô hôm ấy là phỏng vấn nhà sáng chế nổi tiếng ở Đan Mạch ngay trong chiếc tàu ngầm do đích thân Peter Madsen chế tạo và điều khiển. 

Đến sáng hôm sau, bạn trai của Kim Wall không thấy cô trở về nên trình báo cô mất tích. 

Cùng ngày, Peter Madsen đã gọi cảnh sát đến giúp đỡ với lý do tàu ngầm gặp trục trặc kỹ thuật. Lực lượng cứu hộ đến cứu được Peter Madsen tại vùng biển Oresund giữa Đan Mạch và Thụy Điển, riêng tàu ngầm bị chìm xuống biển.

Tàu ngầm sau đó được trục vớt từ độ sâu 7m dưới biển. Trên tàu không có thi thể Kim Wall. Đan Mạch đã huy động trực thăng, máy bay cứu nạn, tàu hải quân, lực lượng thợ lặn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm kiếm nạn nhân Kim Wall. 

Ban đầu nghi can Peter Madsen bị truy tố về tội vô ý làm chết người do không tìm thấy thi thể nạn nhân. 

Đến ngày 14-8-2017, một người đi dạo đã phát hiện phần thân người ở vịnh Køge. Phần thân không có tay, chân và đầu. Kết quả giám định pháp y xác định phần thân đó của Kim Wall. 

Sau đó, các thợ lặn đã tìm thấy thêm các phần thi thể còn lại của nạn nhân Kim Wall trong eo biển Oresund. 

Các nhân viên điều tra không tìm thấy điện thoại của nạn nhân và Peter Madsen. Họ đánh giá tàu ngầm Nautilus chính là hiện trường vụ án. 

Cơ quan điều tra đã khôi phục thời gian di chuyển của tàu ngầm từ 19h ngày 10-8-2017 đến 10h30 sáng hôm sau. 

Tàu ngầm có thể đã chạy đến gần vùng biển Đức rồi quay trở về trên chặng đường đi và về dài hơn 170 km. Cảnh sát đã phân tích dữ liệu hành trình của tàu ngầm và dòng chảy trên eo biển Oresund để khoanh vùng điều tra. 

Giải mã vụ sát hại dã man nữ nhà báo Thụy Điển trên tàu ngầm Nautilus - Ảnh 4.

Lực lượng tìm kiếm các phần thi thể Kim Wall - Ảnh: KEYSTONE

Thay đổi lời khai soành soạch 

Nghi can Peter Madsen bị tạm giam ngày 11-8-2017. Từ đó về sau hắn ta thay đổi lời khai liên tục. Ban đầu Peter Madsen nói rước nhà báo nữ Kim Wall xuống tàu ngầm tại địa điểm gần nhà hàng Halvandet trên đảo Refshaleøen đối diện tượng nàng tiên cá ở Copenhagen. 

Ba tiếng rưỡi sau, tức khoảng 22h30 tối 10-8-2017, tàu ngầm đã đưa Kim Wall trở lại bờ ngay tại địa điểm đã rước cô. 

Sau đó, tàu ngầm ra khơi và khoảng nửa đêm thì gặp trục trặc kỹ thuật nên ông ta gọi cảnh sát nhờ giúp đỡ. 

Dù vậy, cảnh sát không tìm thấy nhân chứng nào làm chứng cho lời khai tàu ngầm đưa Kim Wall lên bờ vì nhà hàng Halvandet đã đóng cửa từ lúc 22h. Các máy ghi hình trong khu vực cũng không ghi nhận sự việc như lời khai của Peter Madsen. 

Ngày 21-8-2017, Peter Madsen lại khai nạn nhân Kim Wall gặp tai nạn chết người trên tàu ngầm nên ông ta đã ném xác nạn nhân xuống vịnh Køge. Ông ta không thừa nhận đã phân xác. 

Đến tháng 10-2017, sau khi biết kết quả giải phẫu pháp y đầu nạn nhân cho thấy không có dấu vết chấn thương sọ não, Peter Madsen tiếp tục đổi lời khai rằng Kim Wall tử vong do bị ngộ độc khí CO trên tàu ngầm. Đến lúc này ông ta mới thừa nhận phân xác nạn nhân. 

 Với lời khai bất nhất của nghi can, cơ quan điều tra nghi ngờ Peter Madsen có thể đã sát hại Kim Wall rồi đánh chìm tàu ngầm để xóa dấu vết.

Nạn nhân đã bị hiếp dâm

Kết quả tìm kiếm kết thúc vào tháng 1-2018. Lúc bấy giờ điện thoại của nạn nhân và Peter Madsen cũng đã được tìm thấy.

Theo kết quả điều tra mới nhất, cơ quan công tố Đan Mạch thông báo Peter Madsen đã trói nhà báo nữ Kim Wall trên tàu ngầm Nautilus, sau đó tra tấn, hiếp dâm và sát hại nạn nhân.

Theo kết quả giải phẫu pháp y, bộ phận sinh dục của nạn nhân có 14 vết thương bên trong và bên ngoài do một vật sắc tác động trong khi nạn nhân còn sống.

Cơ quan công tố khẳng định Peter Madsen có chuẩn bị trước khi gây án nên đã mang xuống tàu ngầm cưa cây, tua vít, dây trói dùng để cột, đánh, cắt và đâm nạn nhân. 

Nguyên nhân nạn nhân tử vong chưa được xác định nhưng theo cơ quan công tố, nạn nhân tử vong có thể do bị ngạt thở hoặc sau khi mạch máu bị cắt. Peter Madsen đã bị truy tố về tội giết người và tấn công tình dục. Trước phiên tòa xét xử, hắn ta đã được đưa đi giám định tâm thần.   

Nhà báo hoạt động độc lập Kim Wall sinh ngày 23-3-1987 tại Thụy Điển, có tên đầy đủ là Kim Isabel Fredrika Wall. Cô đã cộng tác với nhiều báo như The Guardian, New York Times, Foreign Policy, Slate, Vice. Cô đã theo học khoa quan hệ quốc tế Đại học Lund (Thụy Điển), Trường Báo chí thuộc Đại học Columbia (Mỹ), Trường Kinh tế London (Anh).

Ngay trước khi lên tàu ngầm ngày 10-8-2017, cô đã dự bữa tiệc bạn bè tổ chức tiễn cô lên đường đi Trung Quốc với bạn trai người Đan Mạch vài hôm sau. Và rồi cô đã không trở về nữa!


HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân.

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng

Các quý tộc và chính trị gia châu Âu quy tụ lại Palazzo Brancaccio - cung điện lộng lẫy ở trung tâm thủ đô Rome (Ý), tiệc tùng với những người hành hương từ Mỹ và giới tinh hoa Công giáo. Những cuộc giao lưu diễn ra ngay trước ngày bầu Giáo hoàng.

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar