04/11/2009 03:40 GMT+7

Giải Goncourt 2009: nữ giới lên ngôi

Mùa giải văn chương Pháp
Mùa giải văn chương Pháp

TT - Chiều 2-11-2009 (giờ địa phương), giải Goncourt 2009 - giải thưởng văn học có uy tín nhất của Pháp - được trao cho Marie N’Diaye với tiểu thuyết Trois femmes puissantes (Ba người phụ nữ quyền lực) do Gallimard xuất bản.

Giải Goncourt 2009: nữ giới lên ngôi

TT - Chiều 2-11-2009 (giờ địa phương), giải Goncourt 2009 - giải thưởng văn học có uy tín nhất của Pháp - được trao cho Marie N’Diaye với tiểu thuyết Trois femmes puissantes (Ba người phụ nữ quyền lực) do Gallimard xuất bản.

Marie N’Diaye trả lời phỏng vấn giới truyền thông - Ảnh: Le Monde

Ðược xem là thành công về mặt thương mại vì đã in lại mười lần và bán ra 140.000 bản, Trois femmes puissantes đề cập số phận đan xen của Norah, Fanta, Khady ở Pháp và Sénégal trong cuộc chiến vì phẩm giá. Từ khi thành lập vào năm 1903, đây là lần thứ 36 Nhà xuất bản Gallimard có ấn phẩm đoạt giải Goncourt.

Sinh năm 1967 tại Loiret (Pháp), Marie N’Diaye trải qua thời thơ ấu với người mẹ Pháp tại ngoại thành Paris, vì người cha Sénégal của Marie N’Diaye rời Pháp khi bà mới 1 tuổi.

Bắt đầu viết văn từ năm 12 tuổi và được định hướng bởi Jérôme Lindon - người sáng lập Nhà xuất bản Minuit, Marie N’Diaye xuất bản tiểu thuyết đầu tiên Quant au riche avenir vào năm 1985, khi đang học lớp 12. Sau đó, bà thôi học để toàn tâm toàn ý cho sáng tác. Bà hiện sống ở Berlin (Ðức) với chồng là nhà văn Jean - Yves Cendrey cùng ba con.

Marie N’Diaye đã đem lại niềm tự hào cho các nhà văn nữ vì từ khi Paule Constant được vinh danh năm 1998 với Confidence pour confidence, các nhà văn nam luôn thống trị giải Goncourt. Phát biểu với các phóng viên, Marie N’Diaye cho biết: "Rất hài lòng được là một phụ nữ nhận giải Goncourt".

Số tiền thưởng của giải Goncourt là 50 franc vào năm đầu tiên trao giải (1903) đến nay chỉ còn mang giá trị tượng trưng (10 euro) nhưng tác phẩm của người được giải Goncourt bao giờ cũng được độc giả đón chào nhiệt liệt.

Mùa giải văn chương Pháp

Tác giả Frédéric Beigbeder khi vừa nghe tin đoạt giải Renaudot -Ảnh: AP
Người Pháp hay dùng cụm từ saison littéraire (mùa văn chương) để chỉ thời kỳ công bố các giải thưởng văn học lớn, diễn ra vào mùa thu mỗi năm, sau mùa tựu trường.

Ra đời năm 1918, giải thưởng lớn về tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp luôn mở đầu mùa giải văn chương và được công bố vào tháng 10 hằng năm. Giải thưởng lớn về tiểu thuyết năm nay được dành cho Pierre Michon với tác phẩm

Les onze (Mười một người) do Verdier xuất bản. Số tiền thưởng của giải là 7.500 euro.

Là tên gọi tắt của giải Théophraste Renaudot, giải Renaudot ra đời năm 1926 do sáng kiến của mười nhà báo và nhà phê bình Pháp. Theo truyền thống, giải Renaudot được công bố sau giải Goncourt. Giải Renaudot năm nay đã vinh danh Frédéric Beigbeder - biệt danh "kẻ gây rối" - với tự truyện Un roman français (Một quyển tiểu thuyết Pháp) do Grasset xuất bản. Frédéric Beigbeder là tác giả của tác phẩm ăn khách 99 francs (năm 2000, tác phẩm đã có bản tiếng Việt là 99F, Tinh Văn và NXB Văn Nghệ ấn hành) và đã nhận giải Interallié 2003 với tác phẩm Window on the world.

Như vậy, trong số các giải thưởng văn học lớn, mùa giải văn chương Pháp 2009 còn chờ đợi kết quả các giải Femina (4-11-2009), Médicis (6-11-2009) và Interallié (công bố sau giải Femina).

CÔNG KHANH tổng hợp

Mùa giải văn chương Pháp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar