02/02/2018 10:58 GMT+7

Giải độc thực phẩm ngày tết

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Để trị trúng thực, y học cổ truyền có một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản dễ thực hiện từ một số gia vị như: gừng, tiêu, riềng, vỏ quýt,…

Giải độc thực phẩm ngày tết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: tasteforlife.com

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè người thân, tuy ăn ít nhưng đôi khi nhiều món ngon vật lạ đều chui hết vào bụng, dễ bị trúng thực, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Chữa trúng thực, đau bụng

- Gừng tươi hay khô đều có vị cay, thơm tính ấm, tác dụng làm ấm bụng, cầm nôn mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá, lấy củ gừng để cả vỏ, lùi hoặc nướng cho cháy vỏ ngoài, đập dập, cho vào nước nấu uống vài lần trong ngày. Nếu cảm thấy hơi đầy bụng, khó tiêu, lấy gừng chấm muối ăn mấy miếng sẽ khỏi. Gừng còn có tác dụng giải độc khi ăn nhiều cua, cá…

- Hạt ngò, khoảng ½ muỗng cà phê hạt ngò khô sao vàng cho thơm, cho vào nước nóng hãm lấy nước uống. Có thể giã 100g hạt ngò ngâm trong 1 lít rượu nếp để dành sẵn trong nhà, sau 15 ngày có thể dùng được, người hay bị lạnh bụng, không tiêu, nôn mửa, uống 1-2 muỗng cà phê vài lần trong ngày sẽ khỏi.

- Trần bì (vỏ quýt khô, càng khô càng tốt), lấy vài miếng vỏ quýt xé nhỏ, cho vào cốc nước sôi, hãm trong 5 phút, uống lúc nóng.

- Hạt tiêu, khi bị thổ tả, ăn không tiêu, lấy 2-4g hãm nước sôi, uống lúc nóng.

- Cồn bạc hà, rất hữu ích trong trường hợp đầy bụng không tiêu, mỗi lần 20 giọt, uống với nước ấm.

- Củ riềng, lấy 10g, sắc chung với một quả táo tàu khô, lấy khoảng 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày chữa đau bụng không tiêu, nôn mửa.

- Vỏ hạt cau khô 6-12g, sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy, bụng đầy trướng do ăn uống không tiêu.

- Sả, vừa có tác dụng tiêu thực vừa có tác dụng giải độc rượu rất tốt, lấy một bó sả gồm 3-5 tép, cắt nhỏ đun sôi lấy nước uống ngay lúc ấm, nếu dùng tinh dầu 3-6 giọt pha trong cốc nước ấm, uống ngay, người đang say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh táo và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

- Lấy 20g hạt đậu ván trắng, giã nát, hòa nước nóng hoặc sắc rồi uống, chữa ngộ độc rượu, đau bụng, nôn mửa.

Giải rượu

- Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50g rau cần tươi, giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

- Lấy 3 lát gừng tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước, hòa thêm 50ml giấm ăn và ít đường, uống giúp giải độc rượu.

- Pha cà phê đậm hoặc trà thật đậm chừng 100ml, không đường, không đá, uống từng chút một cho thấm sẽ giúp giải độc rượu.

- Uống một ly nước ép cam tươi, chanh tươi hoặc lê, táo sẽ giúp tỉnh táo.

- Ngộ độc rượu: Bột sắn dây 20g, nước sôi 200ml, đường đủ ngọt. Pha khuấy đều để nguội cho bệnh nhân uống từng muỗng. Hoặc dùng Cát căn phiến (củ sắn dây lát mỏng phơi khô) 20g sắc 200ml nước còn 50ml uống một lần.

- Khi cần thiết để nôn ra loại bỏ rượu khỏi dạ dày, có thể uống một cốc nước nóng có thêm một nhúm muối, dạ dày sẽ phản ứng co thắt mạnh và giải phóng rượu ra ngoài.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar