23/01/2018 11:06 GMT+7

Chọn món ngon ngày Tết cho trẻ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều món ngọt như kẹo, mứt, bánh ngọt, nước ngọt… hoặc ăn vặt quá nhiều ngoài bữa ăn chính.

Chọn món ngon ngày Tết cho trẻ - Ảnh 1.

Món ăn ngày Tết thật phong phú và có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với trẻ. Để giúp trẻ được vui Tết trọn vẹn, phụ huynh nên biết cách chọn lựa những món ăn vừa mang tính bổ dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Nguyên tắc cơ bản trong việc chọn món ăn ngày Tết cho trẻ:

- Chọn lựa thức ăn phù hợp theo lứa tuổi, tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

- Việc chế biến thức ăn cần đảm bảo qui trình an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Những loại thực phẩm chế biến sẵn nên chọn các thương hiệu có uy tín và hạn sử dụng an toàn cho sức khỏe của trẻ.

- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều món ngọt như kẹo, mứt, bánh ngọt, nước ngọt… hoặc ăn vặt quá nhiều ngoài bữa ăn chính.

- Các loại thức ăn có hạt như: hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, hạt đậu phộng… nên để xa tầm tay, tầm với của trẻ nhỏ để phòng tránh tình trạng hóc, sặc dị vật đường thở.

- Những loại trái cây có chứa hạt như: dưa hấu, mãng cầu xiêm, cam, quýt, lồng mứt… cần loại bỏ hạt trước khi cho trẻ thưởng thức.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ngày lễ, Tết:

- Trẻ còn bú mẹ dưới 6 tháng tuổi: phụ huynh nên đảm bảo cho bé bú mẹ đầy đủ, ít nhất 8 lần một ngày. Người mẹ nên ăn uống hợp lý đặc biệt là nên hạn chế các loại gia vị cay nóng như: hành, tiêu, ớt, tỏi… để luôn có nguồn sữa tốt nhất cho việc nuôi trẻ.

- Trẻ đang ăn dặm hoặc trẻ lớn: thức ăn cho trẻ ngày Tết cũng phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (4 nhóm thức ăn cơ bản gồm bột-đạm-béovitamin và khoáng chất), phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế những thức ăn cũ hoặc phải hâm đi hâm lại nhiều lần.

- Gia đình có trẻ bị dư cân béo phì: nên kiểm soát việc trẻ ăn những thức ăn quá nhiều chất ngọt, chất béo như bánh ngọt, kẹo, mứt, bánh chưng, bánh tét hoặc các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như: gà rán, bánh pizza, kẹo chocolate, nước ngọt giải khát các loại… Nên tăng cường cho trẻ nguồn rau xanh và trái cây tươi và nên tạo điều kiện cho trẻ vận động thể lực như cho trẻ du xuân bằng đi bộ, đạp xe đạp, chơi bóng trong sân… giúp trẻ giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa của cơ thể.

- Trẻ bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng: cần được tẩm bổ thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng như: bánh ngọt, mứt tết, bánh chưng, bánh tét, phô mai, bánh pizza… Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ thưởng thức sau bữa ăn chính như một phần thưởng dành cho trẻ, tránh tình trạng trẻ bị "ngang dạ" không chịu ăn nhiều cho bữa chính sẽ làm cho tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ tồi tệ hơn.

- Những gia đình phải cho trẻ di chuyển hoặc đi xa: nên trang bị những loại thức ăn chế biến sẵn, có thương hiệu và uy tín như: sữa bột các loại, cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống các loại… phù hợp theo lứa tuổi của trẻ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong suốt chuyến đi.

Chọn món ngon ngày Tết cho trẻ:

- Sữa mẹ: luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ, dù ngày Tết có bận rộn đến đâu người mẹ cũng nên tranh thủ cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, giúp trẻ no khỏe trong những ngày này.

- Các loại bánh Tết: như bánh chưng, bánh tét có thể cho trẻ ăn xen kẽ với các bữa chính vì hai loại bánh này chứa hàm lượng tinh bột, lượng đạm và một lượng chất béo cần thiết cho trẻ. Các loại bánh ngọt hấp dẫn trẻ như: bánh ít, bánh bông lan, bánh kem… phụ huynh có thể tự làm có bổ sung đường ngọt hoặc bơ, dầu béo với lượng vừa phải phù hợp với khẩu vị của trẻ em.

- Các loại hải sản tươi sống: rất bổ dưỡng và tốt cho sự phát triển của trẻ, phụ huynh nên chọn mua những loại hải sản tươi sống như tôm, cua, cá, ghẹ… nhưng cần đảm bảo việc lưu giữ đúng cách, để có thể an toàn khi cho trẻ sử dụng trong những ngày vui Xuân.

- Trái cây tươi các loại: cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây bao gồm cà chua, lê, dưa hấu, táo, nho… chính là nguồn cung cấp một lượng nước mát cho cơ thể, lượng chất xơ để cân đối cho khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết.

- Rau xanh các loại: là nguồn cung cấp những khoáng chất quan trọng như: calcium, kẽm, sắt, magnesium, vitamin C, vitamin A… và một lượng chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt trong những ngày đón Tết.

- Sữa và sữa chua: sữa chua giúp trẻ tiêu hoá tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Phụ huynh có thể cho trẻ ăn 1-2 lần trong ngày.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar