19/02/2023 08:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giải đáp nhiều băn khoăn ngành nghề cho học sinh, phụ huynh

Ngày 18-2, Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 đã diễn ra tại TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) và TP Vinh (tỉnh Nghệ An). Nhiều băn khoăn ngành nghề cho học sinh, phụ huynh đã được chuyên gia giải đáp cặn kẽ.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - trong vòng vây của học sinh Phú Yên - Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - trong vòng vây của học sinh Phú Yên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hôm nay 19-2, chương trình tiếp tục được tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa).

Tư vấn cho từng học sinh

Tại chương trình ở TP Tuy Hòa, sau phần tư vấn chung, bạn Văn Quốc Phàm - học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Linh - lên sân khấu gặp riêng TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM - để được hướng dẫn cách xác định ngành, nghề phù hợp. Quốc Phàm chưa biết sẽ đi theo hướng nào sau THPT, đang học đều các môn và không thật sự có sở thích đặc biệt.

TS Lê Thị Thanh Mai bắt đầu đưa ra các nhóm đối tượng mà Quốc Phàm nghĩ rằng sẽ thích và mong muốn làm việc nhất: con người, sự vật, dữ liệu/số liệu hay ý tưởng. "Có vẻ em thích làm việc với con người nhất, sau đó là ý tưởng", Quốc Phàm nói.

Từ những "manh mối" sơ khởi này, TS Lê Thị Thanh Mai liệt kê một số lĩnh vực chung để Quốc Phàm sắp xếp mức độ ưu tiên, bao gồm các nhóm an ninh quốc phòng, nhóm giảng dạy, nhóm kinh doanh - quản lý, nhóm sức khỏe, nhóm nghệ thuật, nhóm luật, văn hóa, khoa học xã hội.

Đến đây, phạm vi tìm kiếm đã được Quốc Phàm "thu hẹp" còn nhóm khoa học xã hội (ưu tiên nhất), nhóm kinh doanh - quản lý (ưu tiên hai), nhóm sư phạm (ưu tiên ba).

TS Lê Thị Thanh Mai và Quốc Phàm lại tiếp tục phân tích và đưa ra nhiều hướng ngành, nghề nhỏ trong từng nhóm. Cuối cùng, Quốc Phàm đã đưa vào danh sách rút gọn được một số hướng ngành nghề như xã hội học, công tác xã hội (nhóm xã hội), sư phạm ngữ văn - lịch sử - địa lý (nhóm sư phạm) hoặc du lịch, nhà hàng (nhóm kinh doanh - quản lý).

Từ những xác định ban đầu, em cần tra cứu, tìm hiểu nhiều hơn về những ngành nghề, về yêu cầu, những mặt trái của ngành nghề... và đối chiếu lại với năng lực và mong muốn của bản thân. Bên cạnh đó, cần cân nhắc thêm nhu cầu của xã hội khi chọn ngành, nghề.
TS Lê Thị Thanh Mai

Chuyện của một phụ huynh

Giữa hàng ngàn học sinh tìm đến gặp gỡ các chuyên gia tư vấn có một vị khách "đứng tuổi". Đó là ông Đỗ Kim Hà - phụ huynh có con đang học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) - đến chương trình cùng con gái để được giải đáp nhiều thắc mắc.

Cụ thể, con gái ông đã xác định sẽ theo học sư phạm hóa học nhưng hiện vẫn băn khoăn một số chính sách về hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí, quy định về giảng dạy tại địa phương, quy định về chuyển ngành ở đại học...

Những câu hỏi này đã được ông gửi đến ThS Hoàng Thúy Nga - chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, và đã được giải đáp cặn kẽ. Phụ huynh còn gặp trực tiếp một số đại diện các đại học để có thêm những so sánh, đối chiếu. "Qua buổi này, tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều, chuẩn bị cho giai đoạn học đại học của con", ông Hà nói.

Trong khi đó, gặp gỡ các học sinh sau buổi tư vấn chung, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM - chia sẻ với các học sinh về "chặng đường dài" theo ngành y khoa, từ một sinh viên y khoa đến khi học nội trú, học chuyên khoa... mất trên dưới 10 năm. Thầy Khôi nhắc nhở các bạn chọn nghề này cần có đam mê, quyết tâm và sẵn sàng học trong một thời gian.

"Tuy nhiên, quả ngọt rất đáng giá, các bác sĩ giỏi luôn có thu nhập và chỗ đứng xã hội rất tốt", thầy Khôi nói.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng Sở GD-ĐT và tỉnh đoàn các địa phương tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Buổi chiều sôi nổi với học sinh Vạn Ninh

Chiều 18-2, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tiếp tục đến với học sinh tỉnh Khánh Hòa. Chương trình được tổ chức tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Vạn Ninh), thu hút sự tham dự của hàng trăm học sinh trên địa bàn.

Buổi tư vấn diễn ra sôi nổi suốt hơn hai giờ với hàng loạt câu hỏi thú vị về ngành nghề, về khám phá sở thích, khám phá bản thân, về xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng và về các phương thức tuyển sinh, xét tuyển hiện nay.

Nhiều lăn tăn về học phí

Ban tư vấn chia sẻ thông tin tuyển sinh cho học sinh, phụ huynhtrong chương trình tại Nghệ An sáng 18-2 - Ảnh: M.THƯƠNG

Ban tư vấn chia sẻ thông tin tuyển sinh cho học sinh, phụ huynhtrong chương trình tại Nghệ An sáng 18-2 - Ảnh: M.THƯƠNG

Từ sáng 18-2, rất đông học sinh và phụ huynh đã tập trung tại khuôn viên Trường ĐH Vinh (Nghệ An) chờ tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023. Các gian tư vấn không chỉ nhận được nhiều câu hỏi từ các học sinh mà còn giải đáp các thắc mắc của phụ huynh. Một trong số đó là vấn đề về học phí được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Dành hơn nửa tiếng đồng hồ để nghe tư vấn với các thầy cô ĐH Bách khoa Hà Nội, cô Lê Thị Phương (58 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) vẫn lăn tăn về mức học phí nếu cho con theo học ngành công nghệ thông tin tại trường này.

"Nhà tôi có hai con sinh đôi năm nay đều vào đại học. Một bạn học chuyên Phan Bội Châu còn một bạn học chuyên ĐH Vinh. Vợ chồng tôi sinh con muộn, nên giờ ông nhà gần 70, tôi cũng gần 60 rồi, không có sức khỏe nên giờ muốn cho con theo học đại học thì gia đình sẽ phải vay ngân hàng một số tiền lớn.

Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu kỹ, để xem cháu học ngành nào, trường nào vừa phù hợp với năng lực của cháu, có đầu ra mà vừa cân đối với tài chính của gia đình" - cô Phương cho biết.

Cô Phương cũng chia sẻ lúc đầu gia đình muốn cho con trai học quân sự, còn con gái học sư phạm để giảm bớt gánh nặng về kinh tế đối với gia đình. Nhưng vì các con nhất mực muốn theo học ngành đúng với đam mê nên gia đình cũng muốn tham khảo kỹ về cơ hội việc làm rồi mới quyết định.

Cũng băn khoăn về học phí, cô Lê Thị Lanh có con đang theo học tại Trường THPT Hà Huy Tập cho biết hôm nay con bận đi học nên cô đi thay con để nghe tư vấn về các ngành kinh tế và công nghệ thông tin...

MAI THƯƠNG

Gỡ những 'lầm tưởng' nghề nghiệp cho học sinh

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng 12-2 tại Pleiku (Gia Lai), các chuyên gia tư vấn đã giải đáp nhiều câu hỏi, cũng là các 'lầm tưởng' trước nay của không ít học sinh xung quanh việc chọn ngành, chọn nghề.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh

'Dạy thì ngang mặt đất (không học thêm thì dưới mặt đất), còn đề thì trên mây', bạn đọc H.Thủy bình luận về đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar