31/01/2023 09:02 GMT+7

Giấc mộng trường sinh - Kỳ 2: Cuộc gặp tỉ đô của giới siêu giàu muốn sống thọ

"Ai muốn sống trường sinh không nào?" - tiếng hô đầy hào hứng của người dẫn chương trình vang lên trên loa trong ánh đèn xanh quét quanh phòng và làn khói mờ lãng đãng bay trên sân khấu.

Trải nghiệm hít không khí chứa hàm lượng oxy thấp tại hội nghị - Ảnh: technologyreview.com

Trải nghiệm hít không khí chứa hàm lượng oxy thấp tại hội nghị - Ảnh: Technologyreview

Hội nghị các nhà đầu tư về trường sinh diễn ra trong bầu không khí sôi động tại thị trấn nghỉ mát Gstaad trên dãy núi Alpes của Thụy Sĩ vào hai ngày cuối tháng 9-2022.

Mặc dù đây là chất bổ sung, chúng vẫn có thể gây hại đến sức khỏe. Không nên dùng chất bổ sung như cách để tự thử nghiệm.

TS EVELYNE BISCHOF

Các chất bổ sung giúp tăng tuổi thọ?

Thành phần khách mời khoảng 150 người gồm ba nhóm: các nhà đầu tư siêu giàu (67%), các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao (19%) và các nhà khoa học nghiên cứu về công nghệ sinh học (14%). Mang danh khách mời, nhưng họ vẫn phải đóng 4.500 USD mới có tên tham dự.

Tại hội nghị, các nhà khoa học đã giới thiệu nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm mục đích kéo dài số năm con người có thể sống trong tình trạng sức khỏe tốt. Nếu tò mò hỏi bất kỳ ai có mặt trong hội nghị xem làm sao để trẻ lâu và sống thọ, bạn sẽ nhận được danh sách khá dài hầm bà lằng các giải pháp, từ tắm nước lạnh, tập thể dục cường độ cao cho đến sử dụng các loại thuốc kê đơn kết hợp với các chất bổ sung dinh dưỡng.

Nhà báo nữ Jessica Hamzelou viết trên tạp chí MIT Technology Review mô tả hội nghị về trường sinh ở Gstaad không giống bất kỳ hội nghị khoa học nào cô đã từng tham dự, bởi cô chưa bao giờ nhìn thấy nhà khoa học nào đổ mồ hôi hột trong bài tập minh họa giải pháp kéo dài tuổi thọ trước khi thuyết trình hoặc các khách mời thở hào hển tập hít đất giữa hai bài tham luận.

Hoạt động tự trải nghiệm các phương pháp kéo dài tuổi thọ được tổ chức khắp nơi. Trong căn phòng dùng để kết nối mạng và cung cấp thức uống, nhiều người nằm dài đeo mặt nạ thử hít không khí chứa hàm lượng oxy thấp. Tại bữa ăn tối trong nhà hàng sang trọng, một nhóm đang túm tụm xem một người cắt tay nặn mấy giọt máu. 

TS Martin Borch Jensen - giám đốc khoa học của Công ty Gordian Biotechnology (chuyên nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh về lão hóa ở Mỹ) - ngồi cạnh cô Hamzelou giải thích người cắt tay đang muốn thử cách tính toán mới về tuổi sinh học.

Khách mời được phát các túi thuốc với hướng dẫn uống hằng ngày để kéo dài tuổi thọ. Trong túi quà của cô Hamzelou có hai hộp chất bổ sung dinh dưỡng uống trong 60 ngày và một lọ nhỏ chất bổ sung resveratrol, chất hóa học có trong quả mọng và rượu vang đỏ thường được quảng bá chống lão hóa rất tốt.

Tại Mỹ, các chất bổ sung dinh dưỡng không được quản lý như dược phẩm nên không cần Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) phê duyệt. Trong khi đó, không có bằng chứng cho thấy các chất bổ sung có thể giúp con người sống lâu hơn. TS Nir Barzilai - giám đốc Viện nghiên cứu tuổi thọ tại Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ) - giải thích ông không biết đích xác chức năng của các chất bổ sung là gì vì không có chất bổ sung nào trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng như dược phẩm. Ông nhận xét: "Bạn không biết chúng tương tác với nhau ra sao".

TS Evelyne Bischof ở Đại học Y khoa Thượng Hải (Trung Quốc) - khách mời của hội nghị - đã từng điều trị cho nhiều người ngã bệnh sau khi uống các chất bổ sung được quảng bá có công dụng kéo dài tuổi thọ. 

Bà chia sẻ: "Bệnh nhân đến gặp tôi trong tình trạng gần như suy thận dù chỉ mới 30 tuổi bởi đã uống quá nhiều chất bổ sung". Bà giải thích ngay cả khi chất bổ sung giúp chúng ta cảm thấy khỏe hơn, tác dụng đó vẫn có thể thay đổi theo thời gian vì cơ thể phản ứng khác nhau tùy vào ban ngày hay ban đêm, mùa hè hay mùa đông, trẻ tuổi hay người già.

Hoạt động tài trợ trong hội nghị các nhà đầu tư về trường sinh ở Thụy Sĩ năm 2022 - Ảnh: technologyreview.com

Hoạt động tài trợ trong hội nghị các nhà đầu tư về trường sinh ở Thụy Sĩ năm 2022 - Ảnh: technologyreview.com

Nhà giàu thì muốn trường sinh

Điều đặc biệt là không có tổ chức nghiên cứu thiện nguyện nhỏ nào tham dự hội nghị về trường sinh ở Gstaad. TS Tobias Reichmuth - người đồng tổ chức hội nghị - giải thích: "Nhóm chúng tôi xem xét hồ sơ rồi quyết định xem bạn có phải là người có thể đóng góp cho hội nghị hay không. Khách mời phải là những nhân vật có thể quyết định đầu tư từ triệu đô trở lên".

Trong số các diễn giả có tỉ phú Christian Angermayer (44 tuổi) người Đức, người đã từng tuyên bố phải sống thêm 50 năm nữa để thụ hưởng các phương pháp kéo dài tuổi thọ trong tương lai. Ông nhận xét đại gia dù giàu nứt đố đổ vách cũng không thể sống lâu hơn. 

Ông phát biểu: "Nếu bạn mua du thuyền, bạn luôn có thể mua du thuyền lớn hơn. Nếu bạn mua máy bay, bạn luôn có thể mua máy bay lớn hơn. Nhưng dù có nhiều tiền hơn thì bạn cũng không thể thay đổi cuộc sống kéo dài hơn". Vì lẽ đó, ông kêu gọi nên đầu tư vào các quỹ nghiên cứu sống khỏe mạnh hơn và lâu hơn.

Hiện nay, trường sinh dường như là lĩnh vực của giới siêu giàu, ít ra trong lĩnh vực đầu tư. Các đại gia như tỉ phú Angermayer đều mong muốn trở thành nhà đầu tư nghiên cứu tuổi thọ lớn nhất. Phần lớn trong số 4,4 tỉ USD đầu tư trong năm năm qua để nghiên cứu công nghệ "tái lập trình tế bào" có giúp sống lâu hơn không được chuyển cho Công ty công nghệ sinh học Altos Labs ở Mỹ. Hai nhà tài trợ chính là tỉ phú Jeff Bezos (Mỹ) và tỉ phú Yuri Milner (người Israel gốc Nga).

Phần lớn các nhà khoa học tham dự hội nghị về trường sinh ở Gstaad đều mong muốn tìm nguồn tài trợ ngon lành như thế. TS Barzilai nghiên cứu thấy người bị bệnh tiểu đường dùng thuốc metformin thường ít mắc phải các bệnh về tuổi tác hơn người không mắc bệnh tiểu đường.

Ông lùng sục tìm nguồn tài trợ thử nghiệm lâm sàng cho loại thuốc này nhưng chỉ mới thu được 9 triệu USD đủ để trang trải 1/3 chi phí nghiên cứu. Khoản tiền này đến từ tổ chức phi lợi nhuận Hevolution ở Saudi Arabia. Quỹ ra đời năm 2021, sử dụng ngân sách hằng năm được công bố là 1 tỉ USD và thu hút nhiều nguồn tài trợ nghiên cứu kéo dài tuổi thọ.

Nhà báo Hamzelou cảm nhận dù sao chăng nữa, hội nghị về trường sinh ở Gstaad cũng đã mang lại cảm giác hy vọng và lạc quan bởi hầu hết mọi người đều tin rằng nếu có đủ tiền, chỉ vài năm nữa thôi sẽ có kết quả nghiên cứu khoa học khả thi về kéo dài tuổi thọ con người. Hội nghị lần tới sẽ được tổ chức từ ngày 27-9 đến 29-9-2023 tại Gstaad.

Khách mời chụp lưu niệm - Ảnh: technologyreview.com

Khách mời chụp lưu niệm - Ảnh: technologyreview.com

Năm 2020, TS Tobias Reichmuth cùng người bạn lâu năm Marc Bernegger đã thành lập Công ty Maximon ở Thụy Sĩ chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ sinh học nghiên cứu về kéo dài tuổi thọ.

Maximon đã đứng ra đồng tổ chức hội nghị về trường sinh ở Gstaad năm 2022. Bản thân ông đã xác định phải sống thọ tới 120 tuổi. Ông đã giảm cân nhiều từ năm 2016 bằng cách ăn chế độ ăn chủ yếu là thực vật, tập thể dục và nhịn ăn gián đoạn. Hằng ngày ông uống viên nén chất bổ sung NMN nhằm tăng cường NAD+ (hợp chất nicotinamide adenine dinucleotide thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào) và chất bổ sung resveratrol.

_________________________________________________

Doanh nhân Kong Mun Chew thích đến trung tâm Regenosis kiểm tra sức khỏe vì ở đây đã lập chương trình chống lão hóa riêng cho từng người. Ông đã điều chỉnh lối sống và nhận thấy có kết quả tốt.

 Kỳ tới: Làm thế nào ngăn ngừa bệnh tật lúc về già?

Giấc mộng trường sinh: chuyện có thật hay giấc mơ đẹp? Kỳ 1: Làm thế nào chúng ta trẻ lại?

Kéo dài tuổi thọ là khoa học nghiên cứu chống lão hóa, thậm chí giúp con người "có thể sống được 200 năm" như tuyên bố của một vị bác sĩ uy tín ở Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar