02/07/2022 08:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giá hàng hóa ngoài chợ tăng chóng mặt, CPI vẫn thấp theo chuẩn quốc tế?

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Lạm phát 6 tháng đầu năm 2022 theo Tổng cục Thống kê chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhiều người dân, doanh nghiệp và chuyên gia đều cho rằng con số này chưa phản ánh hết "sức nóng" của tăng giá hàng hóa, dịch vụ.

Giá hàng hóa ngoài chợ tăng chóng mặt, CPI vẫn thấp theo chuẩn quốc tế? - Ảnh 1.

Dù giá cả tăng nóng nhưng chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng chỉ ở mức 2,44%! - Ảnh: N.TRÍ

Trong khi đó, với giá xăng tăng dựng đứng thời gian qua, hầu hết các loại hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đều tăng mạnh.

Lương thực, thực phẩm... tăng giá mạnh

Cuối tháng 6 vừa qua, chuỗi cửa hàng đồ uống Highlands Coffee thông báo điều chỉnh tăng giá bán mỗi ly cà phê tại Hà Nội, TP.HCM thêm 18%. Và từ đầu tháng 7-2022, tất cả cửa hàng Highlands Coffee trên cả nước, bao gồm cả việc mua cà phê qua các app đặt hàng, cũng tăng giá. 

Theo đơn vị này, giá đầu vào như cà phê tăng 25%, mặt bằng tăng 10 - 20%, các loại ly, bịch, ống hút tăng giá từ 10 - 20%... Và để bảo đảm chất lượng, dịch vụ chuỗi đồ uống này buộc phải tăng giá bán từng ly cà phê.

Ngày 29-6, Hãng taxi Quê Lụa, quy mô hơn 500 đầu xe tại Hà Nội, cũng buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải từ 13.500 đồng/km lên mức 15.000 đồng/km. Anh Nguyễn Văn Tùng, một tài xế taxi Quê Lụa, cho biết từ đầu năm đến nay xăng dầu đã tăng giá cả chục lần nhưng tiền cước taxi chưa tăng. 

Thời điểm giữa hè nắng nóng, bước lên xe là phải bật điều hòa, tốn nhiều xăng dầu hơn nên nếu hãng không tăng giá cước thì nhiều tài xế không trụ nổi, buộc phải bỏ nghề vì càng chạy càng lỗ.

Một loạt các hãng khác tại Hà Nội cũng tăng giá cước để bù đắp chi phí xăng dầu liên tục tăng cao. Không chỉ có taxi, chị Lan, một người nội trợ tại Hà Đông (thành phố Hà Nội), chia sẻ hơn một tháng nay giá cả nhiều loại thực phẩm như thịt lợn, rau củ quả ngoài chợ từ từ tăng giá. 

Trước đây, mỗi ngày đi chợ cho cả gia đình 4 người chỉ mất 200.000 đồng nhưng nay mỗi lần đi chợ phải chi tới 300.000 đồng mới đủ vì mọi thứ đều tăng giá.

Trước đó, từ ngày 14-6, Sở Tài chính TP.HCM thông báo về việc cho tăng giá trứng bình ổn (kể từ ngày 15-6) thêm 6,78%, với trứng loại 1 lên tới 31.500 đồng/10 trứng. 

Trao đổi với chúng tôi, các siêu thị trên địa bàn TP.HCM cho biết nhiều loại thực phẩm đã được điều chỉnh tăng 20 - 25% so với cuối năm trước do giá thành bị đội lên khi giá xăng dầu tăng mạnh. Thậm chí, giá các mặt hàng dầu ăn đã tăng 30 - 35% tùy loại.

Cũng tại TP.HCM, theo ghi nhận của chúng tôi, hàng loạt hệ thống dịch vụ ăn uống phải đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động do chi phí đầu vào tăng mạnh, trong khi hoạt động kinh doanh online bị ảnh hưởng nặng do giá ship tăng cao, nhiều người tiêu dùng từ chối đặt hàng sau khi xem giá ship. Trong khi đó, nhiều tài xế xe công nghệ cũng tắt app, bán xe để chuyển nghề với lý do giá xăng "ăn" hết lợi nhuận.

Lạm phát tăng 2,44% chưa sát thực tế

PGS.TS Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô thuộc Trường đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng con số lạm phát 6 tháng tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước không phản ánh đúng giá cả thực tế. 

Hơn nữa, con số tăng trưởng GDP và tăng lạm phát trong 6 tháng mâu thuẫn với nhau. GDP được tính toán theo giá hiện hành, giá cố định và có hàm ý rằng giá cả trong quý 2 giảm so với quý 1 là điều rất vô lý.

"Khi con số thống kê không đúng, không sát thực tế, không phản ánh đúng giá cả đời sống hiện tại, không có giá trị tham khảo. Con số này cũng không giúp nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết sách phù hợp, thậm chí còn làm xấu đi khả năng hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước", ông Thế Anh nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, giá các mặt hàng trong nền kinh tế đang tăng rất mạnh, từ giá vận tải hành khách, giá lương thực thực phẩm, giá ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ vui chơi giải trí, giá các mặt hàng may mặc, giày dép... 

"Trong khi đó, với CPI trung bình 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, giá cả dường như chưa ảnh hưởng gì tới mức sống người dân cả", ông Thế Anh nhấn mạnh.

TS Nguyễn Quốc Việt, phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng lạm phát trong nước chưa phản ánh hết biến động giá trong nước, chưa có con số rõ nét về lạm phát trong những tháng đầu năm. 

"Nhưng 6 tháng cuối năm tiềm ẩn rủi ro lớn về lạm phát. Do đó, ưu tiên cao nhất lúc này là kiểm soát lạm phát dưới 4% để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô", ông Việt nói.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thu Oanh, vụ trưởng Vụ Quản lý giá, Tổng cục Thống kê, cho rằng chỉ số CPI được tính toán đúng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng thừa nhận rằng áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm rất lớn, bởi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước.

"Điều này sẽ tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước, giá thành sản phẩm, đẩy giá hàng hóa lên cao, tăng áp lực lạm phát", bà Oanh nói và cho rằng việc giá lương thực thực phẩm (chiếm 28% quyền số trong rổ hàng hóa CPI) tăng trở lại khi dịch được kiểm soát, nhu cầu người dân tăng lên cũng gây áp lực không nhỏ với lạm phát.

Giá xăng dầu tăng gần 52%

Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần và trong 1 năm qua, giá xăng dầu tăng 51,83%, riêng chi tiêu xăng dầu trực tiếp đã đẩy lạm phát tăng thêm khoảng 2%. Hơn nữa, nhiều hàng hóa trong rổ tính CPI đang tăng theo giá xăng dầu, vì phụ thuộc vào xăng dầu như ngành dịch vụ vận tải, lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi...

"Chi phí xăng dầu là chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất nên nó sẽ làm tăng giá cả nhiều mặt hàng khác, vì thế khi tính toán lạm phát đừng chỉ nhìn vào chi tiêu trực tiếp cho xăng dầu tăng mà cần tính tới độ lan tỏa của tăng giá xăng dầu đối với tăng giá nhiều mặt hàng khác, thực tế này cùng giá nguyên vật liệu đầu vào đang tăng đẩy giá tiêu dùng tăng cao", ông Thế Anh nói.

Giá cả hằng ngày 30-6: Nhiều quán cà phê tăng giá; Khách sạn tại TP.HCM giảm sâu

TTO - Người dân TP.HCM có cơ hội mua hàng giá rẻ tại hội chợ khuyến mại 'Shopping Season' đang diễn ra; Nhiều chuỗi cà phê tăng giá bán 4.000-10.000 đồng/sản phẩm; Khách sạn tại TP.HCM giảm giá để kích cầu; Tuần lễ Nông sản Sơn La tại Hà Nội...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp gỡ thượng nghị sĩ Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại trong chương trình công tác tại Mỹ.

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH thương mại đầu tư Bitney Việt Nam (ở TP.HCM) bán hàng triệu sản phẩm trong hệ thống kinh doanh đa cấp không phép, trong đó có sản phẩm Bitney Multi Juice có chứa chất cấm Tadalafil.

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Kết nối du lịch trong nước để đưa du khách đến Phú Quốc

Kiên Giang tăng cường kết nối du lịch với đơn vị lữ hành trong nước đưa khách quốc tế và khách nội địa đến Phú Quốc vui chơi.

Kết nối du lịch trong nước để đưa du khách đến Phú Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar