13/12/2015 08:15 GMT+7

Gia đình văn hóa: Trách sao người dân vô cảm!

  DẠ NGÂN
DẠ NGÂN

TT - Chừng như phong trào “Gia đình văn hóa” có từ thập niên 1990. Phải nói thật, thời chiến thì cần phong trào: miền Bắc hậu phương có phong trào tòng quân, phong trào thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang; miền Nam kháng chiến thì phong trào thi đua giết giặc, phong trào lúa đảm phụ nuôi quân...

Nhưng thời bình mà vẫn kiến tạo xã hội bằng tư duy phong trào hình thức thì tránh sao khỏi bất cập, hời hợt.

Năm 1990 ở Cần Thơ, cán bộ phường đến vận động đăng ký gia đình văn hóa. Mẹ vắng nhà, con gái thiếu nữ chưa biết gì, thấy hàng xóm tham gia, nhà mình cũng không thể đứng ngoài, ký thay. Khi người ta mang đến một tấm biển nhỏ nền xanh đòi đóng lên cổng nhà và “xin” 50.000 đồng tiền phí, mẹ thất thanh phản đối.

Tôi không tự nguyện, đừng có mà đè nhà dân và đám thấp cổ bé họng ra để đóng biển đồng phục, cần tiền thì đây nộp tiền nhưng không đóng biển! Nhà mình thoát nhưng nhà hai bên không thoát.

Năm 1993 ra Hà Nội. Vẫn bị cảnh cán bộ phường đến phát bản đăng ký gia đình văn hóa. Đọc kỹ mươi tiêu chuẩn, thấy nhiều ràng buộc nhưng lại quá đại khái, ví như cam đoan phải tham gia quét dọn vệ sinh công cộng.

Nhà mình hun hút ngõ cụt, ngày thường đi làm sớm, ngày nghỉ lo vệ sinh cầu thang chung cư phần mình là đủ, vả lại còn đội quân vệ sinh môi trường của thành phố để làm chi?

Chỏi lỏi phản đối, nếu bị xếp gia đình thứ hạng cũng không sao cả nhưng các vị đừng có ép chúng tôi! Một lần nữa căn hộ tum húm của mình thoát đeo biển, thoát đóng phí 50.000 đồng nhưng các căn hộ khác thì không.

Chân cầu thang hai căn hộ hàng xóm đeo biển, đi từ đầu ngõ vào thì la liệt biển “Gia đình văn hóa” trên những bức tường rào lởm chởm mảnh thủy tinh như thể nhà tù.

Tường cao vút, các bức tường đeo biển giống hệt nhau và bên trong thì đủ thứ tệ nạn và bạo lực: vợ chồng đánh nhau, con hư con nghiện, hàng xóm mắng chửi nhau vì từng xăng-ti-met đất công, tiếng khạc nhổ, tiếng chửi thề và cả tiếng chó hung tợn.

Khi có khách Tây đến tìm nhà thì đúng là nỗi xấu hổ. Bạn nào cũng thắc mắc về tấm biển “Gia đình văn hóa”, nói xã hội chịu đựng đồng phục họ hiểu ngay nhưng nội hàm văn hóa thì càng giải thích họ càng lắc đầu, đó là cam kết lối sống chứ đâu phải là văn hóa.

Văn hóa sâu xa hơn nhiều chứ, không sâu xa thì sao dân tộc các bạn lại thoát hàng ngàn năm Bắc thuộc và trường tồn hàng ngàn năm sau?

Mười lăm năm sau về ở hẳn Sài Gòn. Ít thấy nhà đeo biển “Gia đình văn hóa” nhưng “Khu phố văn hóa” thì la liệt, tấm biển nào cũng to vật vã. Bạn bè Tây đi tìm nhà lại thắc mắc, sao nhiều khu phố trùng tên quá vậy?

Thưa, không phải trùng tên, đó là tấm biển chứng minh thành tích. Lần này các bạn phương xa ấy đã hiểu VN hơn, họ tranh luận ầm ĩ với chủ nhà và với nhau. Khu phố văn hóa là không có người nghiện ư, không có rác thải bậy ư, không có tiểu bậy ngoài đường ư, không có cướp giật ư? Vậy thì Paris hôm nay cũng không có văn hóa!

Đã gọi là phong trào thì sẽ có lúc phải kết thúc. Chừng như ai cũng thấy nó hình thức, thậm chí phản tác dụng. Để làm gì, thùng rỗng kêu to rồi, bệnh thành tích lộ liễu lắm rồi, vô nghĩa lắm rồi mà vẫn tổng kết để “tiến lên” nữa sao?

Ngõ hẻm gắn bó với cư dân bằng những tên gọi dậy lên kỷ niệm với họ, ngõ Cây Đa, ngõ Lò Rèn, hẻm Tàu Hủ, hẻm Vịt Quay... hãy trân trọng lưu giữ cùng họ. Muốn tiện quản lý thì đánh số ngõ hẻm có hơn không?

Nói mãi rồi, người nói cũng chán mà người nghe cũng chán. Như là đấm vào khoảng không, việc rành rành mà không ai thấy cần phải dừng và phải sửa cả. Trách sao người dân vô cảm!

DẠ NGÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar