04/07/2023 11:34 GMT+7

Gia đình lục đục vì con thi lớp 6 trường chuyên

Mong con thi đậu lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, nhiều gia đình cho con luyện thi từ sớm, có bé luyện ở hai nơi. Vì luyện thi mà không ít nhà lục đục, cha mẹ con cái căng thẳng, mệt mỏi...

Phụ huynh chờ con tham gia khảo sát lớp 6 Trần Đại Nghĩa sáng 4-7 - Ảnh: M.G.

Phụ huynh chờ con tham gia khảo sát lớp 6 Trần Đại Nghĩa sáng 4-7 - Ảnh: M.G.

Sáng nay, gần 5.000 học sinh tham dự khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM. Có phụ huynh xác định con đậu thì tốt, không thì coi đó là trải nghiệm cho con. 

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã có sự chuẩn bị hết sức căng thẳng với mục đích phải đậu. Cả nhà vì vậy mà áp lực, nhất là học sinh.

Lớp 3 đã luyện thi vô lớp 6

Để chuẩn bị thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa, bạn tôi cho con luyện thi ngay sau khi con vừa xong lớp 3. Mới đây, con khóc lóc đòi nghỉ luyện thi vì kết quả kiểm tra bài xã hội không tốt, cô chê không thương tiếc. Với môn toán, con than "nổ não". 

Bài đếm hình tam giác, con đếm được 16 hình trong khi kết quả thầy giáo đưa ra là 51 hình. "Cho con đi luyện thi từ sớm nhưng cũng không quá kỳ vọng vì đề thi quá khó. Muốn cho con nghỉ nhưng vợ phản đối, nên phải thuyết phục con tiếp tục luyện thi" - bạn tôi nói.

Một phụ huynh trong lớp con tôi cho con luyện thi ở một trung tâm lớn. Cách đây vài ngày, chị nói kết quả đợt kiểm tra mới nhất, con chị nằm trong top 1% xuất sắc nhất của trung tâm. "Kết quả này rất tốt và có nhiều cơ hội trúng tuyển lớp 6 Trần Đại Nghĩa" - chị vui mừng nói.

Một đồng nghiệp của tôi cũng quyết định cho con luyện thi trước khi kỳ khảo sát lớp 6 diễn ra một tháng. Chị đăng ký luyện ở một trung tâm lớn. Học sinh phải làm bài kiểm tra, đạt từ 50/100 điểm trở lên mới được nhận. Học phí gần 10 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, mới chỉ sau vài ngày, chị đã hoảng và cho con nghỉ học. Chị nói ngày nào trung tâm cũng gửi bài tập, yêu cầu học sinh hoàn thành. Con than, mẹ mệt mỏi. Chị cho con nghỉ và thuê thầy giáo luyện thi riêng để giảm bớt áp lực cho con và cho chính mình.

Thậm chí nhiều gia đình căng thẳng tột độ, lục đục, mâu thuẫn với cả dòng họ vì việc luyện thi lớp 6. Bạn tôi kể có quen một bác sĩ một bệnh viện lớn tại TP.HCM. Ông không cho con đi luyện thi mà tự luyện cho con tại nhà. 

Tuy nhiên ông quá cứng rắn, con không làm được bài sẽ đánh mạnh tay. Người vợ khuyên chồng không được bèn cầu cứu gia đình chồng. Mọi người góp ý, ông từ mặt dòng họ, cấm vợ liên lạc với gia đình mình!

Từ chỗ mong muốn điều tốt đẹp đã biến thành sự kỳ vọng thái quá đối với con cái. Hệ lụy của nó có lẽ sẽ còn in đậm trong tâm trí con trẻ trong suốt một thời gian dài. 

Đó là chưa kể nếu kết quả thi của con không như kỳ vọng của cha mẹ, chưa biết hậu quả tiếp theo sẽ như thế nào. Chỉ có thể thấy rằng những căng thẳng triền miên, áp lực chồng chất như vậy, đứa trẻ sẽ khó có thể học hành bình thường.

Học sinh bước vào kỳ khảo sát lớp 6, phụ huynh nào cũng mong muốn con đạt kết quả tốt nhất theo khả năng của mình. Khả năng ấy do tự thân học sinh đạt được, cũng có thể do quá trình rèn giũa mà thành. 

Tuy nhiên, không biết có bao nhiêu học sinh trúng tuyển bằng khả năng tự thân mà không qua các lò luyện, học tập căng thẳng và áp lực? Có lẽ có, nhưng rất hiếm. Đề khảo sát lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, nhất là môn toán, thực sự vượt quá tầm kiến thức thông thường các con được học ở tiểu học.

Đề thi tạo sự công bằng, được không?

Mới đây, Hàn Quốc quyết định loại bỏ các "câu hỏi sát thủ" trong đề thi đại học 2023. Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju Ho giải thích "câu hỏi sát thủ" dẫn đến sự không công bằng cho học sinh không đi học thêm. 

Học thêm là lựa chọn cá nhân, nhưng nhiều người cảm thấy bắt buộc phải học thêm mới vượt qua được sự cạnh tranh gay gắt trong kỳ thi đại học. "Chúng tôi muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn của học thêm, thứ làm tăng gánh nặng cho phụ huynh và xói mòn tính công bằng của giáo dục", ông Lee nói.

Trước khi có quyết định này, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, giáo viên và cả phụ huynh Hàn Quốc đều chỉ trích, cho rằng con đường đến cánh cửa đại học gây ra nhiều vấn đề, từ bất bình đẳng trong giáo dục tới bệnh tâm thần ở thanh thiếu niên.

Sẽ là khập khiễng nếu so sánh kỳ khảo sát lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tại Việt Nam và kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu xem xét thấu đáo, nó vẫn có một vài điểm tương đồng đáng suy nghĩ.

Đề thi có những câu hỏi quá khó, vượt quá tầm kiến thức phổ thông học sinh được dạy ở trường. Điều này dẫn đến việc luyện thi, học tập căng thẳng, bất bình đẳng trong giáo dục.

Trường chuyên với môi trường học tập tốt, chất lượng giáo dục tin cậy và mở ra nhiều cơ hội học tập tốt sau này cho học sinh. Đó là lý do nhiều phụ huynh mong muốn cho con theo học. Dĩ nhiên, thi lớp 6 hay không là quyền lựa chọn của phụ huynh. Thi không đậu học sinh vẫn có trường THCS tiếp nhận.

Tuy nhiên, nên chăng một vài nội dung đề thi không cần thiết phải ra quá khó. Sự phân loại nằm ở chỗ tư duy logic, lập luận bằng kiến thức học ở bậc tiểu học, chứ không phải là những kiến thức quá khó, vượt tầm bình thường. 

Một kỳ thi lớp 6 bình đẳng nên tạo cơ hội như nhau cho mọi thí sinh phổ thông!

Vì sao thí sinh đăng ký vào lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa tăng mạnh?

Năm học 2023-2024, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) có 4.800 thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 6. Trong khi đó, năm 2022 chỉ có 3.578 thí sinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar