28/02/2015 08:39 GMT+7

​Gia đình là gốc rễ

VĂN CÔNG (Biên Hòa)
VĂN CÔNG (Biên Hòa)

TT - Với những con số về tình hình bạo lực trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có thể khẳng định đó thật sự là vấn đề đáng lo ngại về sự hung hãn của một bộ phận người Việt.

Một người trẻ sẵn sàng ăn thua đủ với một người lớn tuổi khi va chạm giao thông trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nhiều ý kiến giải mã cho vấn đề này: có ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là nhà trường, có người lại đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội, nền kinh tế, cấu trúc đời sống...

Tuy nhiên gốc rễ gia đình cũng là chuyện cần bàn. Nói cách khác, nề nếp gia đình, sự giáo dục không đến nơi đến chốn cũng là một nguyên nhân.

Trước hết phải nói về bạo lực trong gia đình. Có thể nói bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, hạn chế cuộc sống bình thường và tương lai của giới trẻ, đặc biệt là các hành vi gây hấn, bạo lực.

Với độ tuổi chưa thật sự trưởng thành về mặt xã hội thì bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng dễ ảnh hưởng nhất đến hành vi, thói quen sống.

Theo các chuyên gia tâm lý, hành xử mang tính bạo lực của cha mẹ sẽ gây nên những chấn thương tinh thần to lớn, đôi khi kéo dài suốt cuộc đời con cái họ.

Hằng ngày các em phải nghe lời quát tháo và thái độ hung hãn của cha mẹ đều để lại “dấu ấn”, chưa nói đến những trận đòn thừa sống thiếu chết của cha mẹ với con.

Hằng năm trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị khủng hoảng trầm trọng, rối loạn tâm thần, hoặc các bệnh tâm căn khác.

Nhiều trường hợp trẻ rơi vào trạng thái stress quá mức, lo âu, trầm cảm dẫn đến tự tử hoặc các trạng thái trơ lì tâm lý, liều mạng, hay xảy ra xung đột... đều liên quan đến bạo lực gia đình.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng nếu như cha mẹ hay xung đột, đối xử với con mình theo kiểu “thương cho roi cho vọt” thì trẻ càng có nguy cơ theo khuynh hướng bạo lực sau này, chỉ cần có hoàn cảnh, điều kiện thì hành vi bạo lực dễ được tái hiện.

Bên cạnh đó sự giáo dục gia đình còn nhiều lỗ hổng. Cha mẹ ít quan tâm hoặc nuông chiều quá trớn dẫn đến các hành vi tùy tiện, ngang ngược, hống hách ở giới trẻ là tất yếu xảy ra.

Có bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến con học hành ra sao, kết quả thế nào, ăn uống có điều độ không... nhưng lại hiếm khi quan tâm đến việc con chơi với ai, con xem phim gì, nội dung đó ra sao.

Thậm chí không ít cha mẹ cũng chẳng bao giờ để ý việc ứng xử văn hóa của con mình với những người xung quanh thế nào nên khi chúng vô cảm, thờ ơ với người khác, thậm chí hay có hành vi gây hấn với người xung quanh lại đổ lỗi cho nhà trường, xã hội.

Nhà trường, xã hội có thể giúp chúng ta trưởng thành và hoàn thiện hơn nhưng gia đình vẫn là nền tảng, là gốc rễ trong sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là hình thành cho các em lối sống, nếp sống, thói quen.

Nếu xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong mỗi gia đình, thực hiện tốt nề nếp gia phong, cha mẹ mẫu mực, sống nghĩa tình, có trách nhiệm với con cái, với những người xung quanh thì không thể có bạo lực.

Nội bộ gia đình thường xuyên mâu thuẫn, không khí ngột ngạt, căng thẳng, xung đột là nguồn gốc nảy sinh bạo lực và tội ác của giới trẻ hiện nay.

Nếu có “cái nôi” tốt...

Chúng ta ai cũng có trong mình ý chí hùng bá. Nhưng nếu biết dùng đúng chỗ đúng lúc sẽ giúp con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, không chịu đầu hàng số phận.

Ý chí hùng bá nếu được nuôi dưỡng trong cái nôi của một gia đình có giáo dục, hiền lương, một môi trường xã hội thân thiện thì sẽ vô cùng tốt đẹp, đặc biệt là với trẻ em.

Là một nhà giáo gần 40 năm trong nghề dạy học, tôi được tiếp xúc với không ít học sinh có tính cách hung hãn. Qua tìm hiểu, tôi thấy đại bộ phận học sinh hung hãn này là do sự chiều chuộng thái quá của gia đình.

Những em đó cho rằng mình là con người bất khả xâm phạm. Chính điều này khiến em trở nên bất trị và mang tính cách này vào đời. Khi có điều gì không bằng lòng, tính cách này trỗi dậy làm tổn thương đến người khác.

NGUYỄN VĂN HỌC (Đà Nẵng)

VĂN CÔNG (Biên Hòa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Lễ tuyên dương chính thức của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025 đã diễn ra hôm 15-5.

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar