07/11/2017 22:29 GMT+7

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô: Chữ đức dành lại mai sau...

KIỀU MAI SƠN - VŨ VIẾT TUÂN
KIỀU MAI SƠN - VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Gia đình cụ Trịnh Văn Bô, nhà tư sản hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho đất nước, luôn tâm niệm triết lý kinh doanh nếu làm ăn có lãi chỉ giữ lại 7 phần, còn 3 phần làm từ thiện.

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô: Chữ đức dành lại mai sau... - Ảnh 1.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân đại tư sản Trịnh Văn Bô - Ảnh tư liệu gia đình

Nhằm góp thêm một góc nhìn về gia đình đặc biệt này, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của tác giả Kiều Mai Sơn gởi cho chuyên mục Bạn đọc làm báo.

"Sinh năm Giáp Dần (1914), quy tiên ở tuổi 104, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ thật xứng đáng là bậc nữ lưu hào kiệt của Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là một tượng đài lịch sử của chốn kinh kỳ Thăng Long. 

Không phải là tượng đài lịch sử sao được khi mà những ngày lập quốc tháng 8-1945, mới ngoài 30 tuổi, bà đã ủng hộ Chính phủ trong Tuần lễ vàng số tiền lên đến 5.147 cây vàng. 

Ngân khố quốc gia những ngày sau Cách mạng Tháng 8-1945 trống rỗng, có hơn 1 triệu đồng tiền Đông Dương thì quá nửa là tiền cũ, rách nát, không tiêu được. Vậy nên ngày ấy cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giúp nước không chỉ là vàng theo nghĩa bóng, mà đúng là vàng mười đã qua thử lửa.

Sinh trưởng trong một gia đình nề nếp thương gia lớn, từ bé không biết cái khổ là gì nhưng các cụ thân sinh dạy con cái phải biết quý trọng đồng tiền từ sức lao động của chính mình, cho nên từ năm 12-13 tuổi bà đã biết kiếm tiền bằng trí tuệ, bằng hai bàn tay từ những việc đơn giản như khâu đan áo trẻ con đến khi ra đứng cửa hàng buôn bán. 

Thấy con gái thông minh, đảm đang, tháo vát, cha bà là thương gia Hoàng Đạo Phương - chủ hiệu buôn tơ lụa Vạn Tường danh tiếng số 21 phố Hàng Đào - đã căn dặn lại: "Cha già, cha chưa làm tròn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thay cha". 

Lời cha dặn bà khắc cốt ghi tâm, để rồi khi quốc gia hữu sự, bà dốc toàn bộ của cải vật chất trong nhà ra giúp nước mà không có một sự so đo tính toán nào.

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô: Chữ đức dành lại mai sau... - Ảnh 2.

Tác giả Kiều Mai Sơn và cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ lúc sinh thời - Ảnh: Tư liệu KMS

Ngồi bên hầu chuyện bà tại nhà riêng 34 phố Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) trong một chiều Hà Nội giao mùa, tôi không hỏi những chuyện quốc gia đại sự, mà chỉ muốn được nghe bà kể lại một số ký ức nhỏ về nếp sống của người Hà Nội xưa. 

Theo bà, chuẩn mực của con gái Thăng Long - Hà Nội xưa là "cái nết đánh chết cái đẹp", cho nên bà biết làm đủ mọi việc tề gia nội trợ vào những ngày giỗ của gia tiên. Trong ký ức trăm năm của bà, ba mươi sáu phố phường xưa phố nào cũng có những nét riêng biệt phố ấy, chứ không lộn xộn như bây giờ. 

Dù là những con phố buôn bán sầm uất, nhưng một đặc điểm chung mà bà vẫn hằng ngày nhắc nhở: hàng xóm láng giềng sống có tình có nghĩa với nhau. “Khi tối lửa tắt đèn cái gì hoạn nạn là có mặt nhau, chứ không như bây giờ gia đình nào biết gia đình ấy. 

Và hai nữa là các cụ mà bạn bè với nhau thì giữ nề nếp cho đến đời con đời cháu vẫn có quan hệ với nhau. Chơi với nhau là chọn bạn chứ không như bây giờ. Cho nên đã nói là người Hà Nội, nếp sống trọng sự thật thà và nhân hậu. Cái gì đã nói với nhau không thay đổi bất cứ việc lớn, việc nhỏ".

Bà nheo nheo đôi mắt nhìn ra cửa như để tìm lại những ký ức xa xôi về một thời người hàng phố ngày ấy. Có một điều trong tôn chỉ kinh doanh của các cụ thân sinh dạy dỗ mà bà thuộc nằm lòng. 

Đó là: "Kinh doanh buôn bán thì phải ăn lời. Nếu mà kiếm được một đồng thì để cho con cháu bảy hào, còn ba hào làm từ thiện". 

Ngó nắng chiều đã đẩy bóng xà cừ tới bên khung cửa sổ. Tôi dừng cuộc trò chuyện bằng câu hỏi: "Bà có bí quyết nào để giữ gìn sức khỏe, sống trường thọ mà trí nhớ vẫn minh mẫn như thế này không ạ?".

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ trả lời: "Bà chả có cái bí quyết gì đâu, chắc là do bà ăn ở nhân hậu và làm từ thiện nhiều cho nên thọ, không có bệnh tật gì hiểm nghèo. Ngày xưa làm từ thiện, lá lành đùm lá rách chứ không phải là bây giờ cứ giao cho Nhà nước. Tự tay người giúp đỡ cho đến gia đình bất hạnh, chứ không phải là giao khoán chính quyền…".

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã ra đi, nhưng những nghĩa cử cao cả ấy là tấm gương sáng cho thế hệ doanh nhân và mọi người Việt Nam hôm nay.

Tấm gương cho các doanh nhân VN

GS - NGND Vũ Dương Ninh - Đại học Quốc gia Hà Nội - đã nhận xét như vậy về nghĩa cử của nhà tư sản Trịnh Văn Bô.

Ông nói: "Đây là tấm gương của một người dân Việt Nam trong lúc đất nước khó khăn nhất đã mang gần hết tài sản của mình để ủng hộ cách mạng. Gia đình cụ Trịnh Văn Bô là tấm gương sáng chói và cũng tiêu biểu cho tình cảm của người Việt Nam lúc bấy giờ, trong những ngày sôi nổi cách mạng để giành lại độc lập cho đất nước.

Bây giờ, cụ bà Trịnh Văn Bô đã ra đi, chúng ta thương tiếc cụ. Nhưng cũng từ đó, chúng ta đề cao tình yêu nước, lòng hi sinh vì đất nước của gia đình cụ và học tập tấm gương đó.

Cụ bà Trịnh Văn Bô ra đi, một lần nữa nhắc nhở, thức tỉnh các doanh nhân Việt Nam đi theo tấm gương gia đình cụ và nhiều nhà tư sản đóng góp hết lòng vì đất nước. Đó chính là tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm nặng nề của giới doanh nhân ngày nay".

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô: Chữ đức dành lại mai sau... - Ảnh 4.

Vợ chồng đại tư sản Trịnh Văn Bô và các con chụp tại Hà Nội năm 1955 - Ảnh tư liệu gia đình

Làm ăn có lãi chỉ giữ lại 7 phần, còn 3 phần làm từ thiện

Ông Trịnh Kiến Quốc (con trai cụ Trịnh Văn Bô và cụ Hoàng Thị Minh Hồ) đã khẳng định triết lý làm ăn của gia đình như vậy.

Ông Quốc nói: "Với truyền thống gia đình và nhận thức tiến bộ, nên bố mẹ tôi coi chuyện hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng là chuyện đương nhiên".

"Đã một thời nhiều người cứ nghĩ giai cấp tư sản là xấu. Nhưng người giàu hay người nghèo cũng đều có người tốt, người xấu chứ? Những người giàu có hiểu biết đều rất yêu nước. Gia đình tôi vẫn giữ triết lý kinh doanh nếu làm ăn có lãi thì chỉ giữ lại 7 phần, còn 3 phần làm từ thiện. Vậy nên với cách mạng, bố mẹ tôi không tiếc gì cả" - ông Quốc bộc bạch.

Theo ông Quốc, sinh thời bố mẹ luôn căn dặn anh em ông phải giữ truyền thống gia đình, không được chạy theo đồng tiền, coi trọng đồng tiền đến mức bất chấp làm mọi thứ. Nếu không học hành được thì phải lao động cần cù, phải sống bằng chính công sức lao động của mình.

VŨ VIẾT TUÂN ghi

KIỀU MAI SƠN - VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

TP.HCM đang tính toán tổ chức thêm luồng giao thông kết nối trực tiếp vào nhà ga T3, giải quyết kẹt xe khu vực Cộng Hòa - Trường Chinh.

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo phòng ban và UBND xã Lộc Yên kiểm tra, làm rõ hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời nhiều tháng qua đã hư hỏng, gây lãng phí tài sản.

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

TP.HCM bước vào mùa mưa, nhiều người dân TP Thủ Đức lại thấp thỏm nỗi lo ngập. Thống kê mới nhất từ UBND TP Thủ Đức cho thấy có đến 24 điểm ngập, nhiều khu vực người dân chỉ cần nghe “có mưa” là chuẩn bị đồ che chắn.

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thay vì lên cầu vượt ra đường Trường Chinh, nhiều người đi xe máy chạy 'lố' vào đường 18E (lối vào nhà ga T3), sau đó chạy vào đường cấm rồi rẽ trái.

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Nở rộ phong trào đi học tập kinh nghiệm khi chuẩn bị bỏ cấp huyện ở Cà Mau

Phó chủ tịch HĐND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau xác nhận có tổ chức đoàn đại biểu HĐND huyện đi học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch tâm linh tại Côn Đảo.

Nở rộ phong trào đi học tập kinh nghiệm khi chuẩn bị bỏ cấp huyện ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar