07/11/2017 18:21 GMT+7

Có nên dựng tượng người hiến 5.147 lượng vàng cho đất nước?

PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

TTO - Theo bạn đọc Phạm Văn Chung, Nhà nước nên sớm làm điều này để thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" đồng thời còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực cho thế hệ trẻ.

Có nên dựng tượng người hiến 5.147 lượng vàng cho đất nước? - Ảnh 1.

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - Ảnh: Linh Tâm

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

"Thông tin cụ bà HoàngThị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời làm nhiều người tiếc thương những không khỏi ngỡ ngàng. 

TTO - Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời hồi 23h20 đêm 5-11 tại nhà riêng 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

 Có thể nói những đóng góp, cống hiến vật chất cho cách mạng, cho đất nước của gia đình ông Trịnh Văn Bô là rất to lớn, vô cùng quý giá, đáng trân trọng, khâm phục. 

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tôn vinh những người có hành động cao quý, đóng góp tinh thần, vật chất cho cách mạng, cho đất nước. Điều này không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" mà còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực, hiệu quả cho các thế hệ trẻ mai sau

Phạm Văn Chung

Vì thế mà nhiều người đề nghị tôn vinh, dựng bảo tàng hoặc thành lập quỹ từ thiện, đặt tên đường, thậm chí dựng tượng vợ chồng ông Trịnh Văn Bô ở nơi công cộng!

Dưới góc độ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến công tác tôn vinh, biểu dương, ghi nhận công lao đóng góp, cống hiến lớn lao cho đất nước của những người như gia đình ông Trịnh Văn Bô thời gian qua chưa thật sự được quan tâm đúng mức. 

Trong thời gian qua, chúng ta chủ yếu là biểu dương, tôn vinh những người trực tiếp tham gia cách mạng, cầm súng chiến đấu và hy sinh xương máu cho Tổ quốc, riêng đối với những người đóng góp tiền bạc, vật chất cho cách mạng, đất nước chưa được tôn vinh, ghi nhận công lao một cách xứng đáng, ít được nhắc đến. 

Đặc biệt những người đóng góp rất lớn cho cách mạng nhưng người dân cũng ít được biết đến rộng rãi trong xã hội do công tác tuyên truyền, biểu dương chưa tốt!

Trên các diễn đàn rất nhiều người chỉ mới biết đóng góp, cống hiến to lớn của gia đình ông Trịnh Văn Bô sau khi báo chí đưa tin về cụ Minh Hồ - vợ ông mất. 

Do đó, rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ rất ngỡ ngàng, ngưỡng mộ khi biết được thông tin có người đã tặng hơn 5.000 lượng vàng cho đất nước.

Trong những năm tháng khó khăn nhất của đất nước, ông Trịnh Văn Bô - một nhà tư sản giàu có đã thể hiện tình cảm, tinh thần yêu nước rất nhiệt thành qua việc đóng góp số lượng vàng "khủng" cũng như nhường nhà cho cán bộ ở. 

Bên cạnh đó, bản thân ông Bô đã đi đầu, tích cực vận động nhân dân quyên góp tiền cho cách mạng, phục vụ đất nước, đây là việc làm rất hiếm có.

Vì vậy, khi cách mạng thành công, đất nước độc lập, thống nhất thì việc tôn vinh, biểu dương những người có công đóng góp cho đất nước là cần thiết, cần phải làm. 

Bởi vì, việc này không chỉ nhằm ghi nhận công lao đóng góp của những người này mà còn là phương pháp giáo dục truyền thống yêu nước, trách nhiệm với dân tộc đến với mọi người nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Mặt khác, nếu chúng ta làm tốt việc tôn vinh, biểu dương những người đóng góp tinh thần, vật chất cho đất nước sẽ tạo tiền đề quan trọng trọng việc động viên, khích lệ với những hành động quyên góp, ủng hộ đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay như huy động nguồn lực trong dân như quyên tiền, vàng, mua công trái...

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tôn vinh những người có hành động cao quý, đóng góp tinh thân, vật chất cho cách mạng, cho đất nước. 

Điều này không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước, nhớ nguồn" mà còn giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước rất thiết thực, hiệu quả cho các thế hệ trẻ mai sau

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

PHẠM VĂN CHUNG - Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar