12/10/2014 07:04 GMT+7

​Gia đình bi thảm của một cựu binh hải quân

DUY TÌNH
DUY TÌNH

TT - Kiếm cơm qua ngày bằng công việc lượm ve chai, nhưng người góa phụ ấy còn phải nuôi ba đứa con bị tâm thần.

Bà Trần Thị Gái (thứ hai từ trái sang) cùng con gái Hải Đường (bìa trái) và Thái Dương, Thái Hòa - Ảnh: D.Tình

Đó là cảnh ngộ xót xa của gia đình bà Trần Thị Gái, hiện trú tại khu Eo Bầu thuộc P.Thuận Thành, TP Huế. Chồng bà là cựu chiến binh hải quân đã qua đời vì bệnh tật.

Ông Nguyễn Văn Thanh Dũng (sinh 1967) nguyên là lính hải quân, cấp bậc trung sĩ, công tác tại phòng hậu cần lữ đoàn 126 Vùng 4 hải quân từ năm 1986-1988, đóng quân tại Cam Ranh. Sau ngày xuất ngũ, ông Dũng trở về Huế lập gia đình cùng với bà Gái (sinh 1963) sinh ra bốn đứa con, hai nam hai nữ. Nhưng thật không may, cả bốn đứa con lần lượt đều mắc bệnh tâm thần.

Hằng ngày ông Dũng đạp xích lô quanh thành phố Huế kiếm tiền lo thuốc thang cho các con. Còn bà Gái rong ruổi nhặt từng chai nhựa để bán ve chai lấy tiền. Cuộc sống gia đình bữa đói bữa no. Khi con lên cơn bệnh, bà Gái phải bỏ công việc ở nhà chăm con. Bốn năm trước đứa con gái đầu đã qua đời sau một cơn sốt nặng.

Đứa con thứ ba của ông Dũng tên Thái Dương (18 tuổi) sau một lần bị sốt, không có tiền uống thuốc nên động kinh người co giật, tay chân teo tóp không thể đi lại được, miệng không thể nói, chỉ ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ người khác giúp.

Một năm trước, ông Dũng bị bệnh không thể chạy xe, phải nằm ở nhà. Lúc đó Thái Dương lên cơn co giật, ông Dũng cố gắng đứng dậy đến bên xoa ngực, bóp tay chân cho con bớt đau. Khi đứng dậy ông bị chóng mặt ngã xuống nền nhà. Hàng xóm đưa đi cấp cứu nhưng người cựu binh ấy đã không qua khỏi. Ông Dũng ra đi để lại ba đứa con tâm thần cho bà Gái.

Khi chúng tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Gái thì bà đã đi nhặt ve chai ở các thùng rác trong thành phố. Chỉ còn lại ba đứa con bị tâm thần nằm vất vưởng trong nhà, tóc tai rối bù, mặt mũi lấm lem bụi đất.

Ông Dũng mất đi để lại căn nhà chưa đầy 20m2 chật chội, trong nhà không có một vật gì đáng giá. Tất cả đồ dùng sinh hoạt từ cái chén đến cây chổi, cái áo đều được bà con lối xóm và các tổ chức trợ cấp xã hội quyên ch.

Mỗi khi con lên cơn bà Gái chỉ biết đóng cửa nhốt trong nhà, sợ con chạy đi phá phách hay đánh bậy người ta. 

Ông Nguyễn Hữu Hào, tổ trưởng tổ dân phố 5, P.Thuận Thành, cho biết gia đình bà Gái là trường hợp đặc biệt khó khăn. Trong mỗi kỳ họp dân, ai cũng khuyên bà Gái nên đưa con vào bệnh viện tâm thần để được chăm sóc tốt hơn nhưng bà Gái vẫn một mực không chịu, chỉ muốn tự tay chăm sóc con mình.

DUY TÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tuyên dương "Gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu" năm 2025 toàn TP.

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông tin về một đám cưới xúc động đã diễn ra tại bệnh viện.

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Yêu là phải biết ghen?

Tôi có một chị bạn nhắn tin nhờ tôi nghe tâm sự xem chị hành xử như vậy đúng hay sai. Khi chồng đi công tác xa về, chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ trên quần áo của anh.

Yêu là phải biết ghen?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar