04/12/2017 13:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giá điện tăng vì gánh quá nhiều thứ

NGỌC AN thực hiện
NGỌC AN thực hiện

TTO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua đắt, bán rẻ, cộng thêm nhiều yếu tố đầu vào của điện còn bất hợp lý... đang tạo áp lực làm tăng giá điện.

Giá điện tăng vì gánh quá nhiều thứ - Ảnh 1.

Giá điện đang chịu một số yếu tố đầu vào chưa thực sự thị trường. Trong ảnh: nhân viên EVN lắp điện kế để chuẩn bị bán điện cho dân - Ảnh: TRUNG HÀ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam - thành viên của tổ công tác thẩm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện, phân tích:

- Chính phủ đã khẳng định giá điện phải được điều chỉnh theo biến động đầu vào, nhưng do tình hình kinh tế - xã hội nên những năm qua giá điện được khống chế. Giữ càng lâu mức chênh lệch càng lớn, tạo sức ép thay đổi giá càng cao.

* Vấn đề là giá một số loại hàng hóa cấu thành giá điện hiện chưa thực sự theo quy luật thị trường, thưa ông?

- Đúng là còn yếu tố không thể quyết định theo thị trường, ngành điện không khống chế được mà phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của Nhà nước. Như vừa qua, để giải quyết tồn kho cho ngành than, ngành điện được chỉ đạo phải mua than trong nước với giá nhiều trường hợp cao hơn giá than nhập khẩu. Điều này chắc chắn làm giá thành tăng lên.

Hoặc mới đây là việc Bộ Công thương yêu cầu tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh. Lý do là các nhà máy điện khí bị lỗ. Nếu vận hành thị trường cứ giá rẻ hơn huy động, không cho các nhà máy điện khí phát điện sẽ gây khó khăn cho sự tồn tại của các nhà máy này. Rõ ràng đó là yếu tố phi thị trường.

Nếu theo thị trường đúng nghĩa, có những ngành, doanh nghiệp phải phá sản, thua lỗ, kéo theo các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Nên có thời điểm chính sách vĩ mô phải can thiệp, để cân bằng lợi ích các bên. Nói cho cùng thì mọi thứ sẽ đổ vào người tiêu dùng. Nhà nước sẽ tính toán đảm bảo các cân đối chung.

* Hiện dân mua điện sinh hoạt phải trả theo giá lũy tiến 6 bậc, trong đó 4/6 bậc giá cao hơn giá bán lẻ bình quân. Trong khi có ý kiến cho rằng ngành thép, ximăng... lại hưởng giá bán thấp hơn giá thành?

- Giá điện công nghiệp thấp hơn giá điện sinh hoạt và dịch vụ là xu thế chung vì nước nào cũng muốn sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh cao. Nhưng chúng tôi đã từng đưa ra kiến nghị: một số ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, không thúc đẩy công nghiệp trong nước thì phải xem lại và kiểm soát chặt chẽ.

Mặc dù Nhà nước đã có chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng hiệu quả, đưa ra yêu cầu định mức tiêu hao năng lượng, dán nhãn năng lượng để kiểm tra hiệu suất... nhưng vẫn cần được kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ hơn. 

Nếu không, thay vì hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì một số doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào đầu tư sắt thép để tận dụng chính sách ưu đãi và đưa đi xuất khẩu, không phục vụ nhiều cho phát triển của Việt Nam, trong khi có thể gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Giá điện tăng vì gánh quá nhiều thứ - Ảnh 2.

Giá điện công nghiệp thấp hơn giá điện sinh hoạt và dịch vụ là xu thế chung... Nhưng chúng tôi đã từng kiến nghị một số ngành tiêu tốn nhiều năng lượng, không thúc đẩy công nghiệp trong nước thì phải xem lại...
GS.TSKH Trần Đình Long - Ảnh: TRUNG HÀ

* Thị trường điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành được 5 năm, người tiêu dùng kỳ vọng có nguồn điện giá thấp. Vấn đề là phải vận hành thị trường đúng nghĩa?

- Đúng là thị trường của ta chưa hoàn chỉnh, chưa "làm đến nơi đến chốn" và có nhiều điểm thực chất chưa phản ánh đúng quy luật thị trường. Những vấn đề như cấu trúc thị trường, ai tham gia, điều hành ra sao... vẫn đang còn phải tiếp tục hoàn thiện. 

Ví dụ đã có ba tổng công ty phát điện (GENCO) nhưng quy chế hoạt động, tương tác giữa các công ty, giữa các nhà máy điện với tổng công ty phát điện chưa rõ ràng, chưa hoàn toàn đáp ứng 100% tinh thần của thị trường phát điện cạnh tranh.

Can thiệp vào thị trường là không phù hợp, như việc tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh vừa qua. Hay có những nhà máy chào giá rẻ nhưng lại không được huy động hoặc chỉ được huy động ở mức độ nhất định, không theo nguyên tắc chào giá thấp được ưu tiên. 

Có thể do ràng buộc kỹ thuật hoặc các yếu tố khác, như nếu cho phát hết công suất của các nhà máy giá rẻ có thể dẫn tới đường dây và trạm biến áp quá tải. 

Nhưng tôi nhấn mạnh là dù ở trường hợp nào, việc can thiệp vào thị trường đều là đi ngược lại tinh thần thị trường điện cạnh tranh và cần phải hạn chế.

* Nhiều người nói thị trường chưa thực sự cạnh tranh, giá điện chỉ tăng mà chưa giảm có liên quan đến yếu tố "độc quyền" của EVN. Ông nghĩ sao?

- Trên thực tế, không ai cấm đầu tư vào ngành điện, đặc biệt là khâu phát điện. Thậm chí như vừa qua còn có chính sách giá thu hút đầu tư vào điện gió, điện mặt trời, hô hào các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân tham gia. 

Còn với khâu truyền tải, theo quy định thì đây là lĩnh vực độc quyền nhà nước, do truyền tải là xương sống của toàn bộ lưới điện quốc gia, liên quan đến an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, việc tái cơ cấu hay cổ phần hóa doanh nghiệp để phục vụ thị trường cạnh tranh cũng quan trọng. Việc này nhiều năm nay hô hào nhưng thực hiện chậm chạp. Cần áp đặt kế hoạch bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Đơn cử như khâu phân phối điện, nhân viên thu tiền điện... chiếm tỉ lệ khá đông ở các tổng công ty, dù họ có tham gia làm việc khác. Giảm hệ thống này phụ thuộc vào việc đầu tư hệ thống đo đếm, xây dựng hạ tầng... Hay vấn đề phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động vì khâu thủ công còn quá nhiều... Đó là những bài toán cần giải quyết.

NGỌC AN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam

Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng vọt, với mức tăng trưởng 139% trong 6 tháng đầu năm.

Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam

Du lịch Việt Nam bùng nổ lượng khách quốc tế trong nửa đầu 2025

Việt Nam đón nhận làn sóng du khách quốc tế tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025, vượt xa kỳ vọng.

Du lịch Việt Nam bùng nổ lượng khách quốc tế trong nửa đầu 2025

Hàng không Việt Nam 'bung lụa'

Mùa hè 2025, ngành hàng không Việt Nam bước vào cao điểm với bức tranh sôi động và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết.

Hàng không Việt Nam 'bung lụa'

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Ngày 7-7 Tổng thống Trump nói có thể linh hoạt trong đàm phán thương mại với các quốc gia dù đe dọa áp thuế từ 1-8.

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Bộ Xây dựng ủng hộ bổ sung quy hoạch xây sân bay quốc tế tại Ninh Bình

Bộ Xây dựng bày tỏ quan điểm ủng hộ đề xuất xây dựng sân bay quốc tế tại Ninh Bình theo đề xuất của Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường.

Bộ Xây dựng ủng hộ bổ sung quy hoạch xây sân bay quốc tế tại Ninh Bình

Nguồn cung ô tô dư thừa, đại lý xả hàng 'bán lỗ' để giảm tồn kho

Nhiều đại lý ô tô tại TP.HCM cho biết, thị trường xe trong tháng 7-2025 đang cạnh tranh khốc liệt.

Nguồn cung ô tô dư thừa, đại lý xả hàng 'bán lỗ' để giảm tồn kho
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar