08/09/2020 08:59 GMT+7

Giá điện sẽ có tăng, có giảm

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Từ năm 2024, VN sẽ có thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn, chấm dứt sự can thiệp của Nhà nước vào giá điện.

Giá điện sẽ có tăng, có giảm - Ảnh 1.

Nhân viên Điện lực Gia Định ghi chỉ số điện tại nhà người dân - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định như trên tại phiên điều trần trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hôm qua 7-9.

9 năm, 9 lần điều chỉnh đều tăng chứ không giảm

Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2011 đến năm 2019 giá điện đã tăng từ 1.242 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (sau 9 lần điều chỉnh). Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Hoàng Quang Hàm chất vấn: "Từ năm 2011 đến nay đã 9 lần điều chỉnh giá điện bán lẻ, trong đó cả 9 lần đều tăng chứ không giảm. Có ý kiến cho rằng biểu giá bán lẻ lỗi thời... Xin hỏi đến bao giờ chúng ta có thể bàn chuyện giảm giá điện?".

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải thích thực tế từ năm 2011 đến nay VN chưa đảm bảo được cân đối giá thành sản xuất điện của EVN và các nhà sản xuất khác. Các yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất điện luôn tăng chứ chưa giảm. Hơn nữa, theo Luật giá, quy định biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng phê duyệt để đảm bảo điều tiết kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. 

Vừa qua do tác động của dịch Covid-19, giá dầu và giá gas trên thế giới có giảm, bộ cũng đã chủ động cùng với EVN đề xuất phương án giảm khoảng 10% giá điện (khiến EVN giảm doanh thu hơn 10.000 tỉ đồng), góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Về quá trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, ông Tuấn Anh cho biết đến nay môi trường phát điện cạnh tranh đã hoàn chỉnh, 94 nhà máy điện đã tham gia thị trường này. Khâu cuối cùng là bán lẻ điện cạnh tranh, hiện nay đang tiến hành thí điểm để đến năm 2024 thực sự có môi trường điện cạnh tranh hoàn toàn. 

"Theo đó, giá điện có tăng - có giảm sẽ theo cơ chế giá đầu vào, giá thành sản xuất sẽ quyết định giá điện trên cơ sở công khai, minh bạch theo quy luật của thị trường với sự cạnh tranh bình đẳng của các thành phần tham gia thị trường điện. Khi đó Nhà nước chỉ áp dụng các chính sách hỗ trợ giá điện với người nghèo, các đối tượng chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội" - ông Tuấn Anh khẳng định.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chia sẻ: "Chẳng ai muốn mua gì đắt cả, càng rẻ càng tốt. Vấn đề là căn cứ, là công khai, minh bạch và hợp lý của giá điện... Thực hiện cơ chế thị trường để có cạnh tranh thì mới có điều kiện hạ giá thành, giá bán điện, mới có nguồn lực để đầu tư về điện. Thiếu điện thì người cung cấp cũng khốn khổ mà người thụ hưởng càng khốn khổ hơn". 

Ông nhấn mạnh: "Nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và khâu bán thì cũng là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, sự cạn kiệt năng lực tài chính của ngành năng lượng cũng là sự cạn kiệt của nguồn năng lượng".

Giá điện sẽ có tăng, có giảm - Ảnh 2.

Từ năm 2011 đến nay đã 9 lần điều chỉnh giá điện bán lẻ, trong đó cả 9 lần đều tăng chứ không giảm. Có ý kiến cho rằng biểu giá bán lẻ lỗi thời... Xin hỏi đến bao giờ chúng ta có thể bàn chuyện giảm giá điện?

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Hoàng Quang Hàm

Giá điện sẽ có tăng, có giảm - Ảnh 4.

Vừa qua, do tác động của dịch Covid-19, giá dầu và giá gas trên thế giới có giảm, Bộ Công thương đã chủ động cùng với EVN đề xuất phương án giảm khoảng 10% giá điện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Vẫn đứng trước nguy cơ thiếu điện

"Nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030. Công suất nguồn điện năm 2030 dự kiến khoảng 138.000 MW" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết. 

Ông thừa nhận giai đoạn vừa qua "nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ so với quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Tổng công suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%".

Trong khi đó, "nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ. Một số dự án điện (chủ yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất khoảng 690MW, đã phải hạn chế một phần công suất phát".

Điều đáng nói là trước nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2025, việc "huy động vốn cho các dự án điện gặp nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8-10 tỉ USD. Các tập đoàn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án của họ cũng gặp khó khăn".

* Ông Trần Đình Long (phó chủ tịch Hội Điện lực VN):

Khó dự báo giá khi điện cạnh tranh

Theo lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh được Chính phủ thông qua, đến năm 2022 bắt đầu thí điểm cấp độ cao nhất là bán lẻ cạnh tranh, năm 2024 là hoàn chỉnh. Khi đó, giá điện sẽ là một giá và không còn nhiều bậc thang như hiện nay, trong khi thời gian không còn nhiều.

Khi có thị trường bán lẻ cạnh tranh, việc giá điện tăng hay giảm còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nếu nguồn thủy điện huy động nhiều thì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nguồn điện than, điện khí, giá nhiên liệu cũng biến động theo thị trường năng lượng của thế giới. Do đó không thể khẳng định trong tương lai khi thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh thì xu thế giá điện tăng hay giảm, nhưng chắc chắn giá điện sẽ được thiết lập trên quy định cạnh tranh bình đẳng.

Muốn dự báo giá tăng hay giảm sẽ cần phải có dự báo dài hạn về việc cung cấp năng lượng sơ cấp cho các nhà máy điện, nhưng trong bối cảnh biến động giá cả hiện nay thì mức độ chính xác không cao.

NGỌC AN

Quyết liệt chỉ đạo thay côngtơ cơ

Bộ Công thương đang chỉ đạo quyết liệt Tập đoàn Điện lực VN khẩn trương xây dựng và triển khai đề án thay thế các côngtơ cơ khí bằng côngtơ điện tử kết hợp các phương thức truyền số liệu đo đếm từ xa để đảm bảo việc công khai, minh bạch và thuận tiện cho các cơ quan quản lý và người dân trong việc ghi chỉ số côngtơ và phát hành hóa đơn tiền điện.

Nguồn: Báo cáo của Bộ Công thương

Giá điện ‘chỉ có tăng’ sẽ chuyển sang ‘có tăng, có giảm’ theo thị trường

TTO - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết đang hoàn thiện cơ chế bán lẻ điện cạnh tranh để năm 2024 tuân theo cơ chế thị trường, Nhà nước không can thiệp vào giá.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp gỡ thượng nghị sĩ Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại trong chương trình công tác tại Mỹ.

Bộ trưởng Công Thương gặp các thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị thúc đẩy đàm phán cân bằng lợi ích

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH thương mại đầu tư Bitney Việt Nam (ở TP.HCM) bán hàng triệu sản phẩm trong hệ thống kinh doanh đa cấp không phép, trong đó có sản phẩm Bitney Multi Juice có chứa chất cấm Tadalafil.

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar