24/12/2006 11:30 GMT+7

Giả Bình Ao: Tôi là nhà văn luôn bị phê phán

Theo Bùi Xuân Tuấn - Thể thao và Văn hóa 
Theo Bùi Xuân Tuấn - Thể thao và Văn hóa 

Độc giả Việt Nam từng biết đến Giả Bình Ao qua các tác phẩm như Phế đô hay Hoài niệm sói… Mới đây, với tiểu thuyết Tần xoang, nhà văn của miền thôn quê Thiểm Tây này đã vinh dự được nhận giải Hồng Lâu Mộng, giải thưởng danh giá đầu tiên của Viện Văn học, Trường Đại học Tẩm Hội Hong Kong dành cho tiểu thuyết tiếng Hoa hay nhất. Nhà văn Giả Bình Ao đã có cuộc trò chuyện cùng giới báo chí:

Phóng to
Nhà văn Giả Bình Ao
Độc giả Việt Nam từng biết đến Giả Bình Ao qua các tác phẩm như Phế đô hay Hoài niệm sói… Mới đây, với tiểu thuyết Tần xoang, nhà văn của miền thôn quê Thiểm Tây này đã vinh dự được nhận giải Hồng Lâu Mộng, giải thưởng danh giá đầu tiên của Viện Văn học, Trường Đại học Tẩm Hội Hong Kong dành cho tiểu thuyết tiếng Hoa hay nhất. Nhà văn Giả Bình Ao đã có cuộc trò chuyện cùng giới báo chí:

* Chúc mừng ông với giải thưởng Hồng Lâu Mộng. Cảm nhận của ông thế nào khi được nhận giải thưởng này?

- Đã là giải thưởng thì dù lớn hay nhỏ đều là sự động viên rất lớn và cũng là sự khẳng định đối với giới nhà văn chúng tôi. Mới được sáng lập từ năm 2005 nên có thể giải thưởng Hồng Lâu Mộng còn bỏ sót những tác phẩm xứng đáng hơn Tần xoang. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều nhà văn tiếng Hoa được nhận vinh dự như tôi.

* Là nhà văn nổi tiếng nhưng ông ít khi tham gia các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động diễn ra ở ngoài tỉnh Thiểm Tây. Ông có thể cho biết lí do?

- Thú thật tôi là người sinh ra và lớn lên ở thôn quê, rất ngại đến chỗ đông người. Vả lại tôi ăn nói vụng về và món ăn nơi khác tôi không quen, thế nên tốt nhất là ở nhà sáng tác. Tôi thấy ở nhà là tự do nhất.

* Hiện nay, khi sáng tác, ông vẫn viết tay?

- (Cười) Đúng vậy! Tôi quen rồi, viết tay với cả tâm huyết của mình. Vả lại tôi không muốn lãng phí thời gian cho việc làm quen với máy tính để sáng tác. Cuộc đời một con người viết được là bao, dùng ngòi bút thủ công để viết là đủ lắm rồi.

* Thực sự thì ông bắt đầu sáng tác từ khi nào?

- Khi tôi vào đại học, tức năm 18 tuổi. Từ đó tôi bắt đầu sáng tác văn học và chưa bao giờ ngừng nghỉ. Tôi nổi lên khá sớm, 20 tuổi đã có tiếng rồi. Các nhà văn cùng thời với tôi như Lưu Tâm Vũ, Vương Mông… còn kiên trì sáng tác đến hôm nay không nhiều, đa phần đã sớm rút khỏi văn đàn.

* Được biết, ngoài sáng tác văn học, ông còn rất hứng thú với âm nhạc.

- Nói đúng hơn là tôi thích nhạc dân tộc Trung Quốc. Trong nhà tôi có khá nhiều nhạc cụ cổ như đàn tì bà, nhị hồ… và đều do các nhạc sĩ nổi tiếng tặng. Nhớ lại, hồi bé ở nông thông, có một người họ hàng xa biết kéo nhị hồ, tôi coi người ấy như một “ông thánh” vậy. (Cười)

* Ông có nhiều nhạc cụ cổ như thế, cũng nên để chúng vang lên những âm thanh huyền diệu chứ?

- Tôi cũng nghĩ thế. 10 năm trước khi sáng tác Phế đô, tôi từng thành lập một “nhạc đoàn” như kiểu một ban nhạc bây giờ. Trong đó có đủ hết mọi người biết chơi các loại nhạc cụ. Họ cũng dạy tôi đánh đàn cổ nhưng chỉ học được một chút, về sau tôi quên hết.

* Mục đích thành lập “nhạc đoàn” để làm gì vậy?

- Đơn giản chỉ là để tụ tập mọi người cùng đàn hát giải khuây. Nói không một chút khoe khoang chứ tôi có công rất lớn trong việc tuyên truyền cho thổi huyên.

* Huyên là thứ nhạc cụ gì vậy?

- Đó là một nhạc cụ dân gian làm bằng đất nung, hình dáng như quả trứng gà rỗng ruột và có sáu lỗ, khi thổi có âm thanh réo rắt lắm. Tiếng huyên luôn đi kèm cảnh tượng thê lương, đêm khuya nghe như tiếng ma khóc, sói tru. Có người nghe thấy sợ hết hồn. (Cười)

* Thế còn công lao của ông trong việc tuyên truyền cho thổi huyên?

- Nói ra thì dài lắm. Tôi chỉ nhớ, sau khi Phế đô phát hành, rất nhiều người đã học thổi huyên. Vậy là có người đứng ra thành lập Hiệp hội Huyên TQ, tôi được mời làm hội trưởng danh dự và giúp họ quảng bá cho loại nhạc cụ dân gian này.

* Ông cũng thích đàn tì bà chứ?

- Nói đến tì bà, tôi thích nhất khúc nhạc chơi bằng loại đàn này trong phim Thập diện mai phục của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

* Thói quen của ông khi ngồi viết là nghe nhạc?

- Tôi rất thích nghe một số khúc nhạc bi ai như khúc Giang hà thủy hay Nhị tuyền áng nguyệt chơi bằng nhị hồ. Trước đây tôi kiếm một căn nhà bỏ hoang trên núi gần nhà mình làm nơi sáng tác và thường mang theo một chiếc đài lên đó để vừa nghe nhạc vừa viết sách. Khung cảnh hoang vu đã tạo cảm hứng cho tôi sáng tác.

* Hiện nay, thói quen sáng tác của ông vẫn không thay đổi chứ?

- (Cười) Cuộc sống hiện đại thời nay đã khác xưa rồi, toàn là nhà cao tầng, muốn nghe những khúc nhạc hay ở nơi thanh vắng cũng khó lắm…

* Là một nhà văn, quan điểm của ông về tệ nạn in lậu sách hiện nay?

- Đây là vấn đề không thể tránh. Nhưng ở một góc độ nào đó, sách bị in lậu lại chứng tỏ đó là sách “quí”. Hiện trong tay tôi có khoảng 50 bản Phế đô in lậu. Khi các độc giả đưa sách để tôi kí tên, nếu gặp được bản lạ, tôi lại nhờ họ mua cho cuốn, đến nay tôi đã có khoảng 50 bản Phế đô khác nhau.

* Ông tự đánh giá thế nào về sự nghiệp sáng tác của mình?

- Con đường sáng tác của tôi quả là gập ghềnh. Năm 20 tuổi, tôi bắt đầu nổi tiếng, cũng là lúc bị mọi người phê phán. Đến 30 rồi 40 tuổi vẫn bị phê phán. Giờ đây đã hơn 50 tuổi rồi cũng còn bị phê phán, tuy có ít hơn.

Theo Bùi Xuân Tuấn - Thể thao và Văn hóa 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar